
Làm việc với lực lượng chức năng , tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn khai là giảng viên của một trường cao đẳng y tế địa bàn TP Hà Nội .
Ngày 17-7, Công an TP Hà Nội đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 người chết, 2 người bị thương nặng .
Tài xế Lê Minh Giáp tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp
Trong quá trình làm việc với lực lượng chức năng, tài xế ô tô gây tai nạn Lê Minh Giáp (SN 1984, trú tại Hà Nội) khai nhận đang là giảng viên của một trường cao đẳng y tế trên địa bàn TP Hà Nội.
Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 16-7, trước tòa nhà CT7K đường Nguyễn Trác (phường Dương Nội), anh Lê Minh Giáp điều khiển ô tô mang biển số 30K-730.xx, lưu thông theo hướng Lê Trọng Tấn – khu đô thị Đô Nghĩa. Khi đến trước tòa nhà CT7K, ô tô bất ngờ va chạm với xe máy BKS 29T2-130.xx do anh Đ.Q.V. (SN 1984, trú tại Hà Nội) điều khiển.
Hiện trường vụ tai nạn
Tiếp đó, chiếc xe tông vào 3 xe máy khác. Trong đó, xe máy 29Y3-365.xx do chị L.Th.H.G. (SN 1995, trú tại Hà Nội) điều khiển chở theo hai con nhỏ là cháu V.Ph.H. (SN 2019) và V.Kh.H. (SN 2022). Ô tô sau đó tiếp tục tông vào 2 ô tô đang dừng bên đường.
Hậu quả vụ tai nạn khiến anh Đ.Q.V. tử vong tại chỗ; chị Hà G. và cháu Khả H. bị thương nặng. Tổng cộng 8 phương tiện bị hư hỏng.
Video đang HOT
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 (Công an TP Hà Nội) đã kiểm tra nồng độ cồn với tài xế trên, phát hiện vi phạm ở mức 0,861 mg/L khí thở, cao gấp 2,2 lần mức “kịch khung” quy định tại Nghị định 168/2024.
Hình ảnh chiếc ô tô con đi ngược chiều trên đường Tố Hữu. Ảnh cắt từ clip
Bàng hoàng sau vụ tai nạn, anh P.V.C. (ở phường Hà Đông, Hà Nội), cho biết khoảng 19 giờ 40 phút ngày 16-7, anh đang điều khiển ô tô lưu thông trên đường Tố Hữu (hướng Tố Hữu đi Khuất Duy Tiến) thì bất ngờ phát hiện một chiếc ô tô màu trắng, nhãn hiệu Honda BR-V mang biển số 30K-730.xx đi từ cây xăng Trung Văn trong ngõ 25 Tố Hữu ra đường Tố Hữu và đi ngược chiều đường.
“Lúc đó, tài xế ô tô điều khiển xe phóng ra rất nhanh, cắt đầu một chiếc xe ba gác và 2 chiếc ô tô con, trong đó có xe của tôi đang di chuyển đúng chiều đường. Nam tài xế còn đi ngược chiều tại làn buýt BRT. Khi thấy ô tô này lao ra ngang đường, tôi và các lái xe khác rất lúng túng nhưng vẫn kịp dừng lại tránh”- anh C. chia sẻ.
Theo anh C., khi ấy, những người ngồi trên xe của anh cũng rất hoảng hốt, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Sau khi ô tô kia vụt qua, anh C. có xuống xe và quan sát thấy ô tô đi ngược chiều khoảng 10 m nữa thì suýt tông vào một tài xế xe ôm công nghệ.
“Ô tô đó đi ngược chiều được khoảng 20 m nữa thì rẽ ở điểm quay đầu đối diện tòa nhà MHD Trung Văn và đi về hướng Dương Nội”- anh C. kể lại và cho biết sau đó chiếc xe ô tô đã gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong.
Hà Nội đề xuất nâng mức phạt vi phạm giao thông gấp 2 lần: Phạt chồng phạt?
GS.TS Từ Sỹ Sùa cho rằng, Hà Nội cần thời gian để nâng mức phạt vi phạm giao thông, nếu áp dụng ngay thì sẽ phạt chồng phạt, tương tự như tình trạng thuế chồng thuế.
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo nghị quyết quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, Hà Nội đưa ra 107 hành vi vi phạm cần nâng mức phạt từ 1,5 – 2 lần.
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Từ Sỹ Sùa, chuyên gia giao thông, giảng viên Cao cấp trường Đại học GTVT cho biết, Hà Nội có quy định riêng là điều bình thường nhưng trong bối cảnh nghị định 168 vừa có hiệu lực thi hành thì Hà Nội chưa nên tiếp tục tăng mức xử phạt từ 1,5- 2 lần với hơn 100 hành vi vi phạm.
“Hà Nội có thể muốn đi đầu, tiên phong trong việc nâng mức xử phạt nhưng theo tôi nên cần thời gian. Nghị định 168 vừa ra đời, Hà Nội lại tiếp tục đề xuất tăng là không khả thi. Hiện các mức xử phạt tại nghị định 168 được đánh giá đủ nặng, mang tính răn đe cao thì nên để nghị định đi vào cuộc sống.
Hà Nội nên cân nhắc thời điểm nâng mức xử phạt vi phạm giao thông gấp từ 1, 5- 2 lần. Ảnh: Đình Hiếu
“Sức sống” của một nghị định ít nhất trong vòng 3 năm. Sau 2- 3 năm, chúng ta tổng kết, xem xét trên địa bàn Hà Nội có những vấn đề gì mà nghị định 168 chưa đáp ứng được, cần phải tăng lên, khi đó nâng mức phạt cũng chưa muộn.
Do đó, nếu Hà Nội áp dụng ngay thì nghị định chồng nghị quyết (phạt chồng phạt) tương tự như tình trạng thuế chồng thuế”, GS. TS Từ Sỹ Sùa dẫn giải.
Bên cạnh đó, ông cho rằng nếu đề xuất được thông qua và áp dụng ngay trong tháng 7 tới đây có thể sẽ gây khó khăn cho những người ngoại tỉnh.
“Với người sinh sống ở Hà Nội có thể đã quen với điều này nhưng với những người ngoại tỉnh có việc phải đi ô tô vào Hà Nội thì họ sẽ không biết áp dụng theo nghị định 168 hay nghị quyết mà Hà Nội đề ra?. Theo tôi Hà Nội chưa cần thiết nâng mức phạt và càng không nên cùng lúc tạo nhiều áp lực cho người dân”, GS. TS Từ Sỹ Sùa nói.
Hà Nội nên cân nhắc khi quyết định tăng mức phạt
Chung quan điểm này, TS. luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cũng nhấn mạnh, TP Hà Nội cần cân nhắc khi quyết định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Hà Nội.
Theo luật sư, mục đích tăng mức xử phạt là tăng cường công tác quản lý chứ không phải nhằm tăng nguồn thu ngân sách. Số tiền thu được từ xử lý vi phạm hành chính thường sẽ được tái sử dụng để phục vụ cho lĩnh vực đó.
Ví dụ trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì tiền xử phạt vi phạm hành chính sẽ được đầu tư trở lại để phát triển hạ tầng giao thông, các biển báo và phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo Nghị định 176 của Chính phủ.
“Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giao thông đường bộ là chuyện hết sức bình thường trong thời gian qua, lý do tăng mức xử phạt thường là do mức xử phạt cũ không đủ sức răn đe, không đạt hiệu quả khi điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi, do trượt giá của đồng tiền.
Tuy nhiên, Nghị định 168 Chính phủ ban hành nhiều mức xử phạt được cho nghiêm khắc mà địa phương vẫn điều chỉnh văn bản đặc thù để tiếp tục tăng mức xử phạt thì đó có thể là bất thường, bởi vậy cần cân nhắc trong tình huống này”, Luật sư Đặng Văn Cường bày tỏ.
Luật sư Cường nhấn mạnh, về lý thì Hà Nội hoàn toàn có quyền tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông miễn là không vượt quá khung mà luật xử lý vi phạm hành chính quy định.
Luật sư Đặng Văn Cường. Ảnh: Hải Anh
Tuy nhiên việc tăng mức xử phạt có hợp lý, có khả thi hay không thì phải xem xét nhiều yếu tố, như điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân và hiệu lực hiệu quả của việc sửa đổi này.
“Tôi cho rằng cần cân nhắc thời điểm tăng mức xử phạt cũng như tính khả thi của quy định mới khi tăng mức xử phạt, đảm bảo hiệu lực hiệu quả trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật.
Mức xử phạt theo nghị định 168 có tính răn đe mạnh mẽ và chưa có tổng kết thực tiễn. Tuy nhiên thời gian qua nghị định này đã đảm bảo tính hiệu lực hiệu quả, góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Việc tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vượt quá khả năng nộp phạt của người tham gia giao thông cũng có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, hạnh phúc gia đình, đến sinh kế mưu sinh của nhiều người.
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ nói riêng và trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung chỉ có thể hợp lý nếu như mức xử phạt cũ không còn phù hợp, không đủ sức răn đe. Nếu tiếp tục tăng mức xử phạt ở Hà Nội cao hơn mức nghị định 168 ở thời điểm này thì có vẻ chưa thực sự cần thiết”, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/vu-o-to-tong-hang-loat-phuong-tien-tai-xe-say-ruou-gay-tai-nan-la-giang-vien-cao-dang-y-te-20250717i7488811/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAzNi1MaW5rXzIwMjUwNzE3fDEzOjQ1OjA3