Tử Cấm Thành 600 năm không hư, đến mối cũng chào thua: Có “bùa” chống hủy diệt?

Tử Cấm Thành 600 năm không hư, đến mối cũng chào thua: Có "bùa" chống hủy diệt?
Tử Cấm Thành 600 năm không hư, đến mối cũng chào thua: Có "bùa" chống hủy diệt?

Tử Cấm Thành , công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Trung Hoa cổ đại, được xây dựng trong suốt 14 năm, từ năm 1406 đến năm 1420. Đây là nơi ở của hoàng đế và hoàng tộc suốt 500 năm, từ triều Minh dưới thời vua Vĩnh Lạc cho đến cuối triều đại nhà Thanh vào năm 1924.

Tổng cộng, đã có 24 triều đại thay nhau trị vì trong Tử Cấm Thành.

Khu phức hợp đồ sộ này gồm 980 tòa nhà, với khoảng 9.999 gian phòng lớn nhỏ. Tất cả được thiết kế và xây dựng theo phong cách kiến trúc cung đình cổ truyền của Trung Hoa, mang những họa tiết chạm trổ tinh xảo nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghi, xa hoa. Năm 1961, Tử Cấm Thành được xếp hạng là di tích văn hóa trọng điểm quốc gia đầu tiên của Trung Quốc. Đến năm 1987, UNESCO chính thức công nhận nơi đây là Di sản văn hóa thế giới.

Không chỉ nổi tiếng là địa điểm du lịch hàng đầu, Tử Cấm Thành còn là chủ đề của nhiều câu chuyện kỳ bí, trong đó nổi bật nhất chính là khả năng chống chọi thời gian một cách đáng kinh ngạc của hệ thống kiến trúc bằng gỗ. Dù đã hơn 600 năm trôi qua, Tử Cấm Thành hầu như không hề bị ảnh hưởng bởi mối mọt hay hư hại, dù vật liệu chính để xây dựng là gỗ.

Điều khiến giới nghiên cứu và du khách thán phục chính là ở sự lựa chọn vật liệu kỹ lưỡng và công phu. Trong suốt quá trình thi công, có tới hơn một triệu nhân công được huy động. Các ghi chép lịch sử cho thấy, nhiều quan viên được cử đi khắp các vùng Tây Nam như Tứ Xuyên, Hồ Quảng, Giang Tây, Triết Giang, Sơn Tây, Vân Quý và thậm chí cả Giao Chỉ (nay là Việt Nam) để giám sát việc khai thác và vận chuyển gỗ quý. Đây đều là những khu vực có nguồn tài nguyên rừng dồi dào, cung cấp loại gỗ chất lượng cao nhất cho việc xây dựng cung điện.

Bài viết liên quan  4 con vật Đệ Tử Thần Tài đi tới nhà nào, nhà đó Trúng Số Đổi Vận Giàu To: Đó là con vật gì?

Ngoài gỗ, một lượng lớn đá cẩm thạch cũng được khai thác từ các mỏ đá gần Bắc Kinh để sử dụng trong các hạng mục nền móng và trang trí. Nhưng điểm nổi bật nhất vẫn là hệ thống kiến trúc bằng gỗ đồ sộ, được lựa chọn và xử lý vô cùng cẩn thận.

Vậy điều gì khiến các loại gỗ trong Tử Cấm Thành có thể trường tồn đến vậy? Các chuyên gia cho rằng, không phải gỗ tại đây không bao giờ mục nát, mà là chất lượng gỗ cao khiến quá trình phân hủy rất chậm. Các loại gỗ chủ yếu được sử dụng gồm gỗ trinh nam, linh sam và bách – đều là những loại gỗ quý hiếm, cứng chắc, có khả năng chống mục và chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Trong đó, gỗ trinh nam được đánh giá cao nhất và thường dùng làm cột trụ, ngai vàng, giường và tủ của hoàng đế. Loại gỗ này có giá trị cao gấp hàng nghìn lần so với gỗ thông thường, với đặc điểm màu vàng óng ánh khi được đánh bóng. Cây trinh nam cao tới 30 mét, là loài đặc hữu tại Trung Quốc và hiện được liệt kê trong danh sách bảo vệ cấp quốc gia hạng 2. Vào thời xưa, chỉ hoàng tộc mới có thể sở hữu vật dụng làm từ gỗ trinh nam.

Tương truyền rằng, công việc tìm kiếm và vận chuyển gỗ tốt kéo dài suốt 11 năm. Không chỉ dừng ở việc lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng, các vật dụng và kết cấu gỗ trong Tử Cấm Thành còn được phủ một lớp sơn mài đặc biệt. Lớp sơn này có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng và tăng độ bền cho bề mặt gỗ.

Bài viết liên quan  TikToker "Mẹ Cua Cốm" gây tranh cãi khi quảng cáo cao ngựa cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Yếu tố địa lý cũng góp phần bảo tồn công trình này. Tử Cấm Thành tọa lạc ở khu vực phía Bắc Trung Quốc, nơi có khí hậu khô lạnh, ít côn trùng gây hại như mối, mọt. Nhờ vậy, cấu trúc bằng gỗ ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân tự nhiên.

Ngoài ra, hệ thống thông gió và thoát nước được thiết kế vô cùng thông minh. Bên trong các bức tường là những lỗ thông gió được bố trí khéo léo, giúp không khí lưu thông và giữ cho công trình luôn khô ráo, tránh tình trạng ẩm mốc gây mục nát. Bên ngoài, Tử Cấm Thành được bao bọc bởi một con hào rộng 52 mét, sâu 6 mét. Không chỉ là lớp phòng thủ tự nhiên, con hào này còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thoát nước.

Bên cạnh đó, thiết kế truyền thống “Bắc cao, Nam thấp” của kiến trúc Trung Hoa cổ đại cũng được áp dụng triệt để tại đây, giúp nước mưa dễ dàng chảy về phía Nam, tránh đọng nước gây hư hại. Đặc biệt, tại các mép mái và hiên nhà đều có điểm thoát nước được chạm khắc hình đầu rồng. Mỗi khi trời mưa, nước sẽ thoát ra từ các miệng rồng, tạo nên hình ảnh ấn tượng như hàng ngàn con rồng đang phun nước – vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa giúp phân tán lượng nước hiệu quả.

Chính sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng chất lượng cao, kỹ thuật xử lý gỗ tinh vi, thiết kế thông minh và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Tử Cấm Thành vẫn giữ được vẻ uy nghi, vững chãi suốt hàng trăm năm. Đây không chỉ là minh chứng sống động cho kỹ thuật xây dựng thời phong kiến Trung Hoa mà còn là biểu tượng trường tồn của nền văn hóa cổ đại.

Bài viết liên quan  Khởi tố các đối tượng liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng

Nguồn: https://vgt.vn/tu-cam-thanh-600-nam-khong-hu-den-moi-cung-chao-thua-co-bua-chong-huy-diet-ihyes-20250713t7485760/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMi1IaW5oXzIwMjUwNzEzfDIxOjA3OjE5