Từ 15/8/2025, hàng nghìn người được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng, ai cũng cần biết để nhận đủ tiền

Từ 15/8/2025, hàng nghìn người được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng, ai cũng cần biết để nhận đủ tiền
Từ 15/8/2025, hàng nghìn người được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng, ai cũng cần biết để nhận đủ tiền

Ngày 16/07/2025 Thời báo VHNt đưa tin “Từ 15/8/2025, hàng nghìn người được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng, ai cũng cần biết để nhận đủ tiền”. Nội dung chính như sau: 

Ngày 01/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 179/2025/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.

Công chức, cán bộ nào được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng từ ngày 15/8/2025?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 179/2025/NĐ-CP thì người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng (sau đây gọi chung là người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số), gồm:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm vị trí việc làm chuyên trách về quản lý công nghệ thông tin hoặc công nghệ thông tin (bao gồm: công nghiệp công nghệ thông tin hoặc công nghiệp công nghệ số, công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số); an toàn thông tin mạng hoặc an toàn thông tin, an ninh mạng; giao dịch điện tử và các vị trí việc làm khác liên quan đến chuyển đổi số do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

(2) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật và công nhân công an thuộc Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân và người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và các đối tượng khác liên quan đến chuyển đổi số theo thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 179/2025/NĐ-CP thì đối tượng trên sẽ được hưởng mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/tháng kể từ ngày 15/8/2025 cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo chủ trương của cấp có thẩm quyền.

Ảnh minh họa

Mức hỗ trợ này được trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Như vậy, Cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm vị trí việc làm chuyên trách về quản lý công nghệ thông tin hoặc công nghệ thông tin sẽ được nhận hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng từ ngày 15/8/2025.

Cụ thể, mức kinh phí hỗ trợ được quy định tại Điều 5 Nghị định 179/2025/NĐ-CP như sau:

– Đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang: Do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

– Đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Kinh phí chi trả mức hỗ trợ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác;

Bài viết liên quan  4 loại cá chứa nhiều Chì nhất chợ: Đặc biệt loại thứ 2 cho không cũng đừng lấy

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí chi trả mức hỗ trợ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác;

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí chi trả mức hỗ trợ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí trên số lượng người làm công tác chuyên trách chuyển đổi số hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao (nếu có);

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Do ngân sách nhà nước cấp.

Cơ quan có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ từ 15/8/2025

Căn cứ Điều 6 Nghị định 179/2025/NĐ-CP quy định cơ quan có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ như sau:

– Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn xác định vị trí việc làm về chuyển đổi số được hưởng mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 179/2025/NĐ-CP thuộc chức năng quản lý nhà nước.

– Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn xác định đối tượng làm công tác chuyên trách về an toàn thông tin mạng, an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và các đối tượng liên quan đến chuyển đổi số được hưởng mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 179/2025/NĐ-CP thuộc chức năng quản lý nhà nước và các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

– Bộ Tài chính có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 179/2025/NĐ-CP.

– Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý lập danh sách đối tượng được hưởng mức hỗ trợ quy định tại Nghị định này; lập dự toán kinh phí thực hiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

+ Chỉ đạo cơ quan tổ chức cán bộ, cơ quan tài chính thẩm định danh sách, đối tượng, kinh phí thực hiện mức hỗ trợ; quyết định đối tượng được hưởng mức hỗ trợ và tổ chức thực hiện mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định;

+ Hằng năm, căn cứ tình hình thực hiện chính sách, chỉ đạo cơ quan tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước của năm sau liền kề.

Bài viết liên quan  Bé cɦết oaп vì lỡ cắп vỡ cặp nhiệt độ, bạп nhất địпh phải biết làm gì khi nhiệt kế vỡ

Theo báo Tiền phong ngày 13/7 có bài Xe máy xăng sắp rút khỏi Vành đai 1: Người dân được hỗ trợ gì? Nội dung như sau:

Hơn 6,9 triệu xe máy

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hà Nội, tính đến hết tháng 4, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.

Trên thực tế, con số có thể cao hơn. Chưa kể xe của người dân các vùng lân cận vào Hà Nội làm ăn buôn bán hằng ngày.

Tại buổi làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, một đô thị không thể hiện đại được, không thể có một môi trường tốt nếu phát triển xe máy như hiện nay. Chính vì vậy, từ năm 2017, HĐND TP Hà Nội đã có dự lệnh về vấn đề xe máy nói chung và vùng phát thải thấp nói riêng.

Lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ triển khai vùng phát thải thấp tại 4 quận nội đô (cũ), với các bước thực hiện được xem xét kỹ lưỡng. Trước mắt, sẽ áp dụng cho xe máy và tiếp tục nghiên cứu đối với ô tô.

‘Không làm bây giờ thì không bao giờ làm được’

Người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội cũng cho biết, Chính phủ Nhật Bản, Liên minh châu Âu, các nước phát triển cũng đang tích cực hỗ trợ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phát triển giao thông công cộng; khẳng định Hà Nội sẽ nỗ lực cao nhất trong việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện, vì một thành phố xanh sạch đẹp, văn minh.

“Không làm bây giờ thì không bao giờ làm được. Nếu không quyết tâm thì không biết khi nào Hà Nội mới phát triển đô thị văn minh, sạch đẹp được như các thành phố lớn của Nhật Bản cũng như nhiều nước trên thế giới”, ông Trần Sỹ Thanh nói.

Sẽ hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện?

Tại kỳ họp thứ 20 cuối năm 2024, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.

Trong vùng phát thải thấp, cơ quan chức năng sẽ cho phép các phương tiện giao thông không phát sinh khí thải, xe cơ giới thân thiện môi trường, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, xe ưu tiên và phương tiện giao thông có giấy phép lưu thông của cơ quan có thẩm quyền được lưu thông.

Bài viết liên quan  Angela Baby nghi mờ ám với Đặng Luân, bị chồng bắt tại trận rồi ly dị?

Hà Nội sẽ cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp. Hạn chế hoặc cấm xe máy, xe mô tô không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 và ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 lưu thông vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thời điểm hoặc khu vực.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ đề xuất ban hành các loại phí và lệ phí đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có phát thải lưu thông trong vùng phát thải thấp.

Hà Nội cũng sẽ đề xuất chính sách hỗ trợ người dân sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, phương tiện giao thông không phát thải.

Trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội vào trung tuần tháng 12/2024, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Thành phố sẽ làm việc với các nhà sản xuất có chương trình giảm giá, hỗ trợ người dân đổi xe máy cũ lấy xe máy mới hoặc xe điện để giảm thiểu ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố”.

Cần đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân

Đồng tình về lộ trình cấm xe máy chạy xăng, PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) khẳng định: Chỉ đạo của Thủ tướng là phù hợp với xu hướng chung của cả nước trong việc giải quyết vấn đề về môi trường, đặc biệt với Thủ đô càng có ý nghĩa quan trọng.

“Hà Nội là thành phố đông dân, ô nhiễm không khí gần như ở mức báo động, giao thông cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm. Khi Thủ tướng chỉ đạo như vậy tôi thấy rất tốt”, bà An nói.

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Thị An cũng nhận định Hà Nội cần chuẩn bị nguồn kinh phí đáng kể hỗ trợ thay thế xe cho người dân, chuẩn bị hạ tầng cho xe điện… Lộ trình cần triển khai phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân Thủ đô.

Chỉ thị 20 của Thủ tướng lưu ý Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1. Từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2. Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.