
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ sạt lở đất xảy ra tại xã Xuân Ái ( tỉnh Lào Cai ) khiến 2 người chết, 3 người bị thương.
Rạng sáng 14/7, trao đổi với phóng viên Dân trí , một lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai xác nhận, khoảng 21h45 ngày 13/7 tại thôn Khe Qué, xã Xuân Ái xảy ra vụ sạt lở đất làm sập đổ hoàn toàn một ngôi nhà xây cấp bốn và một căn nhà gỗ, khiến 2 người chết, 3 người bị thương.
Đất đá vùi lấp trúng 2 ngôi nhà khiến 5 người thương vong (Ảnh: Yên Bái Toàn Cảnh).
Vào thời gian trên, tại khu vực gia đình anh H., ở thôn Khe Qué, xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai (xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên , tỉnh Yên Bái cũ) xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng.
Video đang HOT
Thời điểm trên, đất đá trên khu vực phía sau 2 ngôi nhà bất ngờ đổ ập xuống khiến căn nhà cấp 4 của gia đình anh H. và một căn nhà gỗ liền kề bị vùi lấp.
Người dân cùng lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân (Ảnh: Yên Bái Toàn Cảnh).
“Thời điểm xảy ra sự việc trời không mưa. Có 2 mẹ con trong căn nhà cấp 4 bị đất đá vùi lấp tử vong, 3 người khác trong căn nhà gỗ bị đất đá vùi bị thương” vị lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai thông tin.
Theo vị này, sau khi nắm bắt thông tin, các đơn vị chức năng đã có mặt tại hiện trường để tìm kiếm các nạn nhân. Tới 2h hôm nay, thi thể 2 nạn nhân đã được tìm thấy.
Mưa lũ làm 4 người thương vong và 2 người mất tích
Theo Văn phòng thường trực ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến 20 giờ 30 phút ngày 3/12, do ảnh hưởng của không khí lạnh gây rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ và mưa lớn tại các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ đã làm 3 người tử vong (Thừa Thiên – Huế 1, Sóc Trăng 2), 2 người mất tích (Thừa Thiên – Huế ) và 1 người bị thương (Sóc Trăng).
Nước sông Hoài dâng ngập đường Bạch Đằng. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN
Ngoài ra, mưa lớn làm 1 nhà bị sập (Quảng Nam); 2.860 nhà bị ngập từ 0,4-0,5m (Thừa Thiên- Huế), hiện nước đã rút; 28ha hoa màu bị thiệt hại (Quảng Nam); 7 điểm sạt lở (Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam).
Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, đường Quốc lộ 1A qua xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc ngập từ 1-1,2m (hiện đã thông xe); một số tuyến đường thuộc huyện Nam Đông ngập từ 0,2-0,3m.
Tỉnh Quảng Nam, đường Hồ Chí Minh tại Km1364 bị sạt lở đá với khối lượng khoảng 50m3 (hiện đang san ủi, khắc phục); 2 vị trí trên quốc lộ 14E thuộc xã Phước Hiệp ngập sâu khoảng 1,5m; 1 vị trí tuyến đường tỉnh 611 ngập hơn 2 m; 1 vị trí Quốc lộ 14H ngập hơn 1 m, một số tuyến đường huyện và đường giao thông nông thôn ngập từ 0,5-1,5m.
Tại tỉnh Tuyên Quang, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho nhân dân chủ động phòng tránh mưa lũ, rét đậm, rét hại, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ, rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển, Văn phòng thường trực ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh mưa lũ, rét đậm, rét hại, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp phòng tránh mưa lũ, đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất; triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt chia cắt, chủ động sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, hồ chứa đã đầy nước.
Các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ triển khai các biện pháp phòng tránh rét đậm, rét hại đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh; tuyệt đối không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người như tại một số địa phương trong những năm gần đây. Chủ động triển khai các biện pháp an toàn cho cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là đối với vùng núi cao; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến thời tiết và kỹ năng phòng chống mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất; công tác đảm bảo an toàn chống rét cho đàn gia súc: vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
Các tỉnh, thành phố khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/sat-lo-dat-vui-lap-2-ngoi-nha-o-lao-cai-5-nguoi-thuong-vong-20250714i7485919/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAzNi1MaW5rXzIwMjUwNzE0fDA4OjI2OjQ5