Phát hiện mới của Trung Quốc làm chấn động thị trường pin xe điện

Phát hiện mới của Trung Quốc làm chấn động thị trường pin xe điện
Phát hiện mới của Trung Quốc làm chấn động thị trường pin xe điện

Trong bối cảnh phương Tây nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung, Trung Quốc vừa phát hiện mỏ lithium khổng lồ 540 triệu tấn, củng cố vị thế thống trị thị trường pin EV toàn cầu.

Trung Quốc vừa công bố phát hiện một mỏ lithium đá cứng quy mô lớn tại tỉnh Hồ Nam . Theo Sở Tài nguyên Thiên nhiên tỉnh này, khu vực khai thác Jijiaoshan (huyện Lâm Vụ) ước tính chứa khoảng 540 triệu tấn quặng lithium.

Đây được phân loại là một mỏ granit biến tính, chứa khoảng 1,31 triệu tấn oxit lithium, một lượng đủ lớn để tạo ra làn sóng chấn động trên thị trường.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, các nhóm thăm dò thuộc Viện Khảo sát Tài nguyên Khoáng sản tỉnh Hồ Nam đã theo dõi dấu vết của khối quặng này sau nhiều năm nghiên cứu thực địa và cải thiện hình ảnh địa chất. Đặc điểm cấu trúc đá granit biến tính của mỏ Jijiaoshan mang lại nhiều lợi thế đáng kể so với các mỏ nước muối truyền thống.

Trung Quốc vừa phát hiện mỏ lithium khổng lồ. Ảnh: Etimes

Khai thác mỏ đá cứng cho phép xử lý nhanh thông qua phương pháp nghiền và tách, giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu và cung ứng sản phẩm linh hoạt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc khai thác có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn trong nhiều điều kiện khác nhau.

Giáo sư Xu Yiming nhận định, tài nguyên này sẽ cung cấp nguồn lực dồi dào cho thành phố Sâm Châu, để phát triển ngành công nghiệp năng lượng mới.

Đáng chú ý, loại địa chất này còn chứa các khoáng sản có giá trị thương mại như rubidium, vonfram và thiếc, hứa hẹn gia tăng hiệu quả kinh tế cho hoạt động khai thác trong tương lai.

Cuộc đua thị trường pin xe điện

Với phát hiện mới, Trung Quốc hiện chiếm 16,5% dự trữ lithium toàn cầu, vượt qua Australia để giữ vị trí thứ hai, chỉ sau Chile. Không chỉ dừng lại ở lithium thô, Trung Quốc còn kiểm soát hơn 70% công suất tinh chế lithium toàn cầu, đóng vai trò then chốt trong việc chuyển đổi quặng khai thác thành hóa chất cấp pin.

Song song với đó, các nhà khảo sát Trung Quốc đang tiến hành đánh giá một vành đai spodumene dài 1.740 dặm ở Tây Tạng, nơi có thể chứa tới 30 triệu tấn lithium. Nếu những ước tính này chính xác, tổng trữ lượng của Trung Quốc có thể tăng vọt mạnh mẽ, đặc biệt khi nhu cầu pin xe điện (EV) trên toàn thế giới đang tăng tốc.

Bài viết liên quan  Bê bối chấn động Trung Quốc: Nhân viên nhà ăn mạo danh giám đốc Xiaomi, bao nuôi hơn 200 nữ sinh

Video đang HOT

Lithium là một kim loại thiết yếu trong nhiều ứng dụng quan trọng, gồm xe điện, hệ thống lưu trữ năng lượng và thiết bị di động.

Trung Quốc hiện chiếm hơn 60% tổng số xe điện trên thế giới, các nhà dự báo kỳ vọng nhu cầu lithium tại quốc gia này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.

Năm 2022, Trung Quốc chiếm 76% công suất sản xuất pin lithium-ion toàn cầu, một con số có được nhờ hai thập kỷ đầu tư mạnh mẽ vào nguồn cung khoáng sản, sản xuất cực âm và cực dương, cũng như lắp ráp pin.

Không chỉ dẫn đầu về khai thác, Trung Quốc còn tiến bộ vượt bậc trong công nghệ chiết tách khoáng sản. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển kỹ thuật phân lập rubidium clorua siêu tinh khiết từ nước muối chỉ chứa 0,001% rubidium.

Đây là một bước tiến quan trọng liên quan đến đồng hồ nguyên tử và pin mặt trời perovskite thế hệ tiếp theo. Những đột phá như vậy có thể áp dụng tương tự cho quặng Jijiaoshan, nơi rubidium xuất hiện cùng với lithium.

Việc phát hiện mỏ lithium ở Hồ Nam diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về các nguyên liệu thô thiết yếu. Các chính phủ phương Tây đã hình thành các liên minh mới, như quan hệ đối tác Nguyên liệu thô Thiết yếu Mỹ – EU, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào hoạt động chế biến của Trung Quốc.

“Nàng tiên cá” co giật suốt 5 phút dưới đáy bể mới được giải cứu

Phía sau ánh hào quang của những màn biểu diễn hào nhoáng, các nữ diễn viên đóng vai nàng tiên cá tại những bể thủy cung nổi tiếng tại Trung Quốc hé lộ góc khuất trong nghề ít người biết.

Phía sau ánh hào quang

Lướt nhẹ trong làn nước với bộ đồ nàng tiên cá, Lâm Diên có cảm giác như đang bay. Cô hít một hơi thật sâu, lặn xuống độ sâu 3m và bơi theo nhịp điệu của bản nhạc, thổi bong bóng về phía lũ trẻ đang chăm chú dõi theo từ bên kia chiếc bể hình trụ.

Dù là một “trải nghiệm cổ tích” với Lâm, cô gái ngoài 20 tuổi cũng như khán giả nhỏ tuổi của mình, màn trình diễn dưới nước này tiềm ẩn vô số hiểm họa.

Bài viết liên quan  Vụ xương người trong bồn chứa nước: Chủ nhà đã ngưng sử dụng bồn nước bao lâu?

Trong bối cảnh ngành biểu diễn này tại Trung Quốc dần mất đi các quy chuẩn huấn luyện và an toàn, những rủi ro đe dọa các diễn viên đóng vai “nàng tiên cá” và “chàng tiên cá” ngày càng trở nên đáng báo động.

Hồi tháng 4, dư luận Trung Quốc rúng động khi đoạn video ghi lại cảnh một nữ diễn viên co giật dưới đáy bể tại khu vui chơi Thế giới Đại dương Thái Nguyên nằm ở tỉnh Sơn Tây lan truyền trên mạng.

Nàng tiên cá bị co giật dưới nước trước khi được giải cứu (Ảnh cắt từ clip).

Cô gái được cứu sau gần 5 phút vùng vẫy dưới nước. Sau đó, nạn nhân kể với Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) rằng, khi đang trồi lên lấy hơi, dòng nước bất ngờ làm bật mặt nạ và tràn vào miệng cô.

Khi chân vịt tuột ra, cô không còn khả năng đạp nước để nổi lên mặt bể.

Cô gái một mình co giật dưới đáy bể gần 5 phút mới được giải cứu, làm dấy lên tình trạng mất an toàn của những người đang làm nghề này.

“Cứ tưởng bể chỉ sâu 3m thì cứu người trong vòng 20 giây vẫn kịp. Nhưng chỉ cần có sự cố nhỏ xảy ra như rơi mặt nạ, bị chuột rút, đều nguy hiểm tới tính mạng”, Lâm nói.

Hiện cô làm việc tại một bể thủy cung ở Thâm Quyến. “Nàng tiên cá” cho biết, nhiều thủy cung tiết kiệm chi phí, không bố trí nhân viên cứu hộ, không có quy trình cấp cứu rõ ràng.

Một nữ diễn viên ở Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông), nghệ danh là Tây Môn, kể rằng đồng nghiệp của cô từng bị kẹt trong bể ngoài trời hơn 2 phút, buộc phải cởi đuôi khi bơi lên bờ trong trạng thái không còn trang phục. Những tình huống như vậy khiến không ít người bỏ nghề.

Ngay cả việc mặc bộ đuôi silicon cũng đã là cực hình. Lâm chia sẻ, cô phải đi tất chống trơn rồi mới luồn mình vào chiếc đuôi nặng như 10kg. Thời gian chuẩn bị mất tới 30 phút, trong khi mỗi màn biểu diễn chỉ kéo dài vài phút.

Áp lực lớn nếu trót yêu nghề

Theo Tây Môn, hiện phần lớn những người đóng vai “nàng tiên cá” ở Trung Quốc phải chấp nhận làm tự do, không có hợp đồng lao động, không bảo hiểm và không được đảm bảo an toàn.

Bài viết liên quan  Hàng trăm người tìm bé trai 8 tuổi bị nước cuốn trôi khi đi bè qua suối

Điều duy nhất bị quản lý khắt khe đó là ngoại hình của diễn viên. Các nàng tiên cá cần đạt tiêu chuẩn eo thon, ngực lớn, chiều cao lý tưởng từ 1,68m đến 1,72m, không nhận phụ nữ từng sinh con vì ảnh hưởng tới vóc dáng.

Những diễn viên đóng nàng tiên cá tại các thủy cung ở Trung Quốc gặp nhiều áp lực về công việc và chế độ đãi ngộ (Ảnh: News).

“Tuổi tác cũng là rào cản. Thị trường có hạn. Cứ một người trẻ được chọn cũng có nghĩa một người lớn tuổi hơn sẽ bị loại”, một diễn viên ở Thanh Đảo nói.

Trang điểm bị cấm do lo ngại hóa chất gây hại cho sinh vật biển. Vì thẩm mỹ, một số nơi còn cấm dùng kính lặn, buộc diễn viên phải mở mắt, điều chỉnh biểu cảm, tóc bồng bềnh. Công việc lâu dài gây ảnh hưởng lớn tới cơ thể.

Nhiệt độ nước trong bể thường từ 26 đến 28C. Mức này thấp hơn nhiều so với nhiệt độ 33C ở ngưỡng lý tưởng. Đôi khi các diễn viên phải chấp nhận chịu lạnh hơn khi hệ thống sưởi gặp trục trặc, nhất là bể ngoài trời.

“Người ta ưu tiên giữ sức khỏe cho cá và các sinh vật trong bể, chứ không phải con người”, Lâm nói.

Công việc lặn liên tục khiến sức khỏe của các diễn viên ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm tai, rụng tóc, hỏng da.

Trước đó, đây là công việc mang lại mức thu nhập tốt cho các diễn viên. Mức thu nhập bình quân khoảng 15.000 tệ (55 triệu đồng)/người. Tuy nhiên đến nay do sự cạnh tranh của thị trường, tiền thu lao của diễn viên cũng sụt giảm chỉ khoảng 8.000 tệ/tháng (30 triệu đồng).

Hiện một số thủy cung nổi tiếng còn chuyển sang thuê diễn viên nước ngoài với mức đãi ngộ cao, khiến sự cạnh tranh trong nước càng khốc liệt.

Năm 2024, chính phủ Trung Quốc mở cuộc thanh tra toàn quốc về an toàn thể thao dưới nước, bao gồm biểu diễn tiên cá. Các tổ chức lặn bắt buộc phải có giấy phép, diễn viên phải có chứng chỉ, nơi làm việc phải có biển báo và nhân viên an toàn chuyên môn. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định riêng cho biểu diễn tiên cá.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/phat-hien-moi-cua-trung-quoc-lam-chan-dong-thi-truong-pin-xe-dien-20250713i7485480/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzEzfDEwOjU5OjIw