Ngừng bắn có điều kiện: Thái Lan ra “tối hậu thư” cho Campuchia trước “giờ G”

Ngừng bắn có điều kiện: Thái Lan ra “tối hậu thư” cho Campuchia trước “giờ G”
Ngừng bắn có điều kiện: Thái Lan ra “tối hậu thư” cho Campuchia trước “giờ G”

Giữa lúc tiếng súng vẫn chưa dứt và con số thương vong của hai bên đã lên tới ít nhất 33 người, Thái Lan bất ngờ tuyên bố chỉ chấp nhận ngừng bắn nếu Campuchia đáp ứng đủ điều kiện được đưa ra.

Trong khi Campuchia, với sự ủng hộ từ lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump, liên tục thúc đẩy một “lệnh ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện”, thì Thái Lan lại đưa ra một lằn ranh đỏ rõ ràng. Theo đó, quyền Thủ tướng Phumtham Wechayachai khẳng định, hòa bình phải đi kèm với hành động thực chất.

Quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai nêu điều kiện ngừng bắn với Campuchia. Ảnh: NATION THAILAND

Bangkok yêu cầu Phnom Penh phải chứng minh “thiện chí chân thành”, cam kết không bội ước như những lần trước, và quan trọng nhất là phải rút quân cùng các loại vũ khí tầm xa ra khỏi khu vực biên giới tới một khoảng cách không còn đe dọa dân thường Thái Lan. Cho đến khi mối đe dọa này được vô hiệu hóa, quân đội Thái Lan tuyên bố sẽ tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Đây không chỉ là một điều kiện, mà còn là một lời tuyên bố cứng rắn gửi đi từ Bangkok ngay trước giờ khai mạc hội nghị.

Cùng với yêu cầu này, Thái Lan cũng đã cử một phái đoàn cấp cao hùng hậu tới Malaysia, do chính quyền Thủ tướng dẫn đầu, cho thấy tầm quan trọng của cuộc đối thoại.

Bài viết liên quan  Tôi đứng ch//ết lặng, cảm giác như cả thế giới sụp đổ, đa;;u đớ;;n hơn, tôi thấy mẹ tôi ngồi im lặng ở ghế lái

Một chi tiết đắt giá hé lộ sự bất đồng sâu sắc giữa hai bên cũng mới được trang Jirayu tiết lộ: Phái đoàn Thái Lan khẳng định sẽ chỉ sử dụng bản đồ tỷ lệ 1:50.000 trong đàm phán, dập tan tin đồn rằng họ có thể nhượng bộ và chấp nhận bản đồ 1:200.000 mà Campuchia đề xuất.

Với hơn 200.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa vì cuộc giao tranh tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ, thế giới đang trông chờ vào vai trò trung gian của Malaysia, Chủ tịch ASEAN 2025. Tuy nhiên, khi một bên muốn ngừng bắn vô điều kiện để chấm dứt đổ máu, còn bên kia lại yêu cầu những hành động cụ thể để “xây dựng lòng tin”, một vực thẳm của sự nghi kỵ đang hiện ra.

Tất cả ánh mắt giờ đây đổ dồn về Kuala Lumpur. Campuchia vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về những điều kiện của Thái Lan. Liệu họ có chấp nhận “phép thử” này, hay cuộc đàm phán sẽ đi vào bế tắc ngay cả trước khi bắt đầu? Câu trả lời sẽ quyết định số phận của nền hòa bình mong manh nơi biên giới.

QT (SHTT)

Biên giới Campuchia – Thái Lan tiếp tục vang tiếng súng trước giờ đàm phán

Trong khi các nhà lãnh đạo chuẩn bị cho cuộc gặp mang tính quyết định tại Malaysia, thì tại vùng biên giới hai nước vào ngày thứ năm của cuộc xung đột vẫn không một phút bình yên, mà chỉ có tiếng gầm của vũ khí hạng nặng và những cáo buộc nảy lửa từ cả hai phía, đẩy hy vọng về một lệnh ngừng bắn vào thế ngàn cân treo sợi tóc.

Bài viết liên quan  Bắt khẩn cấp người đàn ông đạp ngã nữ xe ôm công nghệ ở Bình Dương

Cuộc chiến không khoan nhượng trên thực địa

Từ 3 giờ sáng, khi phần lớn thế giới còn đang say ngủ, giao tranh đã tái bùng phát dữ dội. Phía Campuchia tố cáo quân đội Thái Lan mở hàng loạt cuộc tấn công vào các khu vực đền thiêng Ta Moan Thom và Ta Krabey, thậm chí sử dụng cả chiến đấu cơ không kích. Mục tiêu của Thái Lan, theo Phnom Penh, là chiếm đóng các vị trí chiến lược và leo thang xung đột ngay trước thềm đàm phán.

Lính Thái Lan phá dỡ cầu thang thép dẫn lên đồi Phu Makua. Ảnh: Quân đội Thái Lan

Đáp lại, quân đội Thái Lan công bố hình ảnh binh sĩ của họ đang phá hủy một hệ thống cáp treo và thang mà Campuchia dựng lên ở đỉnh Phu Makua – một điểm cao chiến lược có thể quan sát toàn bộ khu vực. Bangkok tuyên bố đã đẩy lùi lực lượng Campuchia khỏi ngọn đồi này từ hai ngày trước và đang đối phó với các tay súng bắn tỉa đối phương vẫn còn mai phục. Cả hai bên đều tố cáo nhau điều thêm quân và nã rocket vào lãnh thổ của nhau, biến khu vực biên giới thành một bàn cờ căng thẳng, nơi mọi động thái đều có thể châm ngòi cho một cuộc chiến lớn hơn.

Lời qua tiếng lại trước giờ G

Sự đối đầu không chỉ diễn ra trên chiến trường. Ngay trước khi lên máy bay tới Malaysia, quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai đã thẳng thừng tuyên bố Campuchia “chưa thể hiện thiện chí”. Ông nhấn mạnh rằng Bangkok sẽ đánh giá thái độ của Phnom Penh trong cuộc gặp sắp tới.

Bài viết liên quan  Nữ thần U45 yêu sao nam đáng tuổi con, bị nói như bảo mẫu, cái kết ngỡ ngàng

Trong khi đó, quân đội Thái Lan bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc, cho rằng Campuchia có thể đang “chuẩn bị cho một chiến dịch quy mô lớn” để tạo lợi thế trên bàn đàm phán. Những lời lẽ cứng rắn này cho thấy một hố sâu ngăn cách lòng tin giữa hai quốc gia láng giềng.

Hy vọng mong manh tại bàn tròn quốc tế

Giữa lúc súng đạn vang rền, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực dập lửa. Cuộc hòa đàm tại Kuala Lumpur, do Mỹ khởi xướng và có sự tham dự của cả Trung Quốc, được xem là tia hy vọng cuối cùng. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã đặt ra mục tiêu rõ ràng: Đạt được một “lệnh ngừng bắn ngay lập tức”.

Tuy nhiên, với tình hình giao tranh ác liệt và những mất mát trong những ngày qua khi hàng chục binh sĩ và dân thường từ cả hai phía đã thiệt mạng, câu hỏi lớn nhất vẫn còn bỏ ngỏ: Liệu tiếng nói của ngoại giao có đủ sức mạnh để át đi tiếng súng nơi biên cương? Cả khu vực đang nín thở chờ đợi câu trả lời từ cuộc gặp định mệnh vào 15h chiều nay.

https://sohuutritue.net.vn/bien-gioi-campuchia–thai-lan-tiep-tuc-vang-tieng-sung-truoc-gio-dam-phan-d312656.html