Mỹ: Đảng Dân chủ cậy nhờ ông Obama ‘xuất mã’

Mỹ: Đảng Dân chủ cậy nhờ ông Obama ‘xuất mã’
Mỹ: Đảng Dân chủ cậy nhờ ông Obama ‘xuất mã’

Trong lúc đảng Dân chủ đang lấy lại đà sau thất bại cay đắng năm 2024, cựu Tổng thống Barack Obama sẽ trở lại bằng sự kiện gây quỹ lớn tại New Jersey.

Ông Obama sẽ tham dự buổi gây quỹ quan trọng tại Red Bank, bang New Jersey vào ngày 18-7, đánh dấu lần đầu tiên ông xuất hiện công khai hậu bầu cử để ủng hộ đảng Dân chủ.

Theo Axios , sự tái xuất của ông Obama, người được yêu mến và có tầm ảnh hưởng lớn trong nội bộ đảng Dân chủ, được kỳ vọng tạo ra cú hích cần thiết cho lực lượng đang gặp khủng hoảng và thiếu tự tin sau thất bại nặng nề trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái.

New Jersey hiện là mặt trận chính trị then chốt với các cuộc bầu cử thống đốc và cơ quan lập pháp cấp tiểu bang sắp diễn ra. Kết quả tại đây sẽ là chỉ dấu sớm cho khả năng phục hồi của đảng Dân chủ trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2026, với kỳ vọng giành lại quyền kiểm soát Hạ viện và thậm chí thách thức đảng Cộng hòa tại Thượng viện.

Ông Barack Obama tại cuộc vận động tranh cử năm 2016 cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ lúc bấy giờ là bà Hillary Clinton ở Florida. Ảnh: AP.

Một trong những tiêu điểm mà đảng Dân chủ nhắm tới là phản ứng dữ dội của công chúng với “Đạo luật To Đẹp” của Tổng thống Donald Trump – văn kiện được cho là có thể khiến hàng triệu người Mỹ mất bảo hiểm y tế.

Video đang HOT

Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là điểm tựa tiềm năng để thu hút cử tri trở lại với phe Dân chủ.

Với chiến dịch gây quỹ sắp tới, ông Obama sẽ có cơ hội trực tiếp hỗ trợ những ứng viên đang đối mặt với sức ép lớn tại các bang chiến trường. Trong chu kỳ bầu cử năm 2024, ông Obama được cho là từng giúp đảng Dân chủ huy động khoảng 85 triệu USD.

Bài viết liên quan  Cắt xà bông trộn với đường để góc nhà: Muỗi nổi đen, cả nhà sạch sẽ thơm tho ai cũng thích

Theo giới quan sát, sự hiện diện của ông không chỉ mang lại giá trị tài chính mà còn tạo động lực tinh thần trong bối cảnh đảng đang loay hoay tìm hướng đi mới.

Kể từ thất bại năm ngoái, đảng Dân chủ đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng nội bộ, bao gồm sự chỉ trích vì chưa tìm được phương án đối phó hiệu quả với ông Donald Trump. Một vấn đề gai góc khác là sự trì trệ trong quá trình chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ sau do nhiều nhà lập pháp lớn tuổi vẫn nắm giữ vị trí then chốt.

Diễn biến mới trong chính sách nhập cư của Tổng thống đắc cử Trump

Ngày 8/12, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump cam kết sẽ hợp tác với đảng Dân chủ để đưa ra một kế hoạch cụ thể đối với người nhập cư.

Người di cư chờ vượt qua khu vực biên giới Mexico – Mỹ ở Ciudad Juarez (Mexico), ngày 4/6/2024. Ảnh: AA/TTXVN

Ngày 8/12 (giờ địa phương), trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Meet the Press, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bất ngờ bày tỏ thiện chí làm việc với các nhà lập pháp đảng Dân chủ nhằm đạt được thỏa thuận cho phép những người thuộc diện Dreamers được ở lại Mỹ.

Đây là bước chuyển rõ rệt trong cách tiếp cận của ông với vấn đề nhập cư, vốn luôn là chủ đề gây tranh cãi và chia rẽ tại Mỹ.

Dreamers và sự thay đổi thái độ của Trump

Dreamers là thuật ngữ để chỉ những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ khi còn nhỏ, được bảo vệ dưới chương trình Hoãn trục xuất đối với Người nhập cư khi còn nhỏ (DACA) do cựu Tổng thống Barack Obama ban hành năm 2012. Chương trình này nhằm ngăn chặn trục xuất những người đến Mỹ trước 16 tuổi và đáp ứng các yêu cầu nhất định.

Bài viết liên quan  Lỗ tròn nhỏ ở cuối bấm móng tay có công dụng đ:ặc bi:ệt, dùng bao năm nhưng nhiều người chưa biết

“Chúng ta phải làm gì đó với Dreamers”, ông Trump phát biểu trong cuộc phỏng vấn. Ông nhấn mạnh rằng nhiều người trong số họ hiện đã trưởng thành, không nói được ngôn ngữ của quê hương và thậm chí đã trở thành doanh nhân thành đạt tại Mỹ.

Tổng thống đắc cử Trump cam kết sẽ hợp tác với đảng Dân chủ để đưa ra một kế hoạch cụ thể. Ông tuyên bố: “Đảng Cộng hòa rất cởi mở với những Dreamers”, đồng thời khẳng định đây là vấn đề nhân đạo cần được giải quyết.

Mặc dù bày tỏ thiện chí với Dreamers, nhưng ông Trump không hề thay đổi lập trường cứng rắn với vấn đề nhập cư bất hợp pháp nói chung. Ông tái khẳng định những ưu tiên hàng đầu mà ông từng đề cập trong chiến dịch tranh cử tổng thống vẫn là kế hoạch trục xuất hàng loạt.

“Kế hoạch này là cần thiết để bảo vệ biên giới, ngăn chặn dòng fentanyl vào Mỹ và giảm gánh nặng tài chính do nhập cư bất hợp pháp”, ông Trump nhấn mạnh.

Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi liệu có khả thi để trục xuất tất cả hơn 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp trong vòng 4 năm hay không, ông Trump trả lời: “Bạn phải làm điều đó. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng cần thiết để bảo vệ đất nước”.

Ông cho biết sẽ ưu tiên trục xuất những người có tiền án hoặc mắc các vấn đề tâm thần, đồng thời cam kết khôi phục hệ thống chăm sóc tâm thần cho những trường hợp cần thiết.

Bài viết liên quan  Ngay lúc này cả nước n;;ợ người phụ nữ t;;ử v;;ong trên dây điện hạ thế 1 lời xin lỗi: K;hốn k;;hổ đến tận lúc c;;hết là đây, một vòng hoa trong đám t;;ang có lẽ cũng kh;;ó…

Chính sách nhập cư: Vấn đề chia rẽ và phức tạp

Việc giải quyết tình trạng pháp lý của Dreamers từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi giữa hai đảng tại Quốc hội. Đảng Cộng hòa cho rằng DACA là hành động vượt quyền của cựu Tổng thống Obama, trong khi đảng Dân chủ khẳng định đây là giải pháp cần thiết và hợp lý.

Các nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận về Dreamers luôn vấp phải sự phản đối từ cả hai phía. Một số đảng viên Cộng hòa ủng hộ chương trình này, nhưng không ít người trong đảng coi đây là sự mềm yếu, trong khi đảng Dân chủ lại yêu cầu các nhượng bộ lớn hơn về nhập cư từ phía Cộng hòa.

Thái độ nhượng bộ của ông Trump với Dreamers có thể mang lại cơ hội đột phá, nhưng cũng khiến ông đối mặt với nguy cơ mất điểm trong nội bộ đảng Cộng hòa.

Bên cạnh đó, kế hoạch trục xuất hàng loạt, dù quyết liệt, sẽ gặp thách thức lớn về nguồn lực và pháp lý. Việc xác định, kiện tụng và trục xuất hàng triệu người không chỉ tốn kém mà còn có thể gây ra khủng hoảng nhân đạo.

Sự thay đổi của ông Trump đối với Dreamers đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải là dấu hiệu của một chính sách nhân đạo hơn hay chỉ là chiến thuật chính trị? Dù kết quả ra sao, vấn đề này chắc chắn sẽ tiếp tục là tâm điểm trong tranh cãi trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump.

Tương lai của Dreamers không chỉ phụ thuộc vào thiện chí của các nhà lãnh đạo, mà còn vào khả năng vượt qua sự chia rẽ sâu sắc trong hệ thống chính trị Mỹ.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/my-dang-dan-chu-cay-nho-ong-obama-xuat-ma-20250713i7485759/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAzNi1MaW5rXzIwMjUwNzE0fDA3OjI3OjI3