Hai ngôi sao cùng lúc phát nổ trên bầu trời, ở Việt Nam có quan sát được?

Hai ngôi sao cùng lúc phát nổ trên bầu trời, ở Việt Nam có quan sát được?
Hai ngôi sao cùng lúc phát nổ trên bầu trời, ở Việt Nam có quan sát được?

Hai ngôi sao trong dải Ngân Hà đang cùng lúc phát nổ và có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời , mang đến cảnh tượng thiên văn hiếm gặp.

Hai ngôi sao V462 Lupi và V572 Velorum đang phát nổ trên bầu trời, và có thể nhìn thấy bằng mắt thường (Ảnh: Sciencenews).

Vào những đêm cuối tháng 6, một hiện tượng thú vị đang thu hút sự chú ý của những người yêu thích thiên văn trên toàn thế giới .

Đó là sự kiện 2 ngôi sao trong dải Ngân Hà, có tên là V462 Lupi và V572 Velorum, đang cùng lúc phát nổ và phát ra ánh sáng mạnh đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần đến kính thiên văn.

Đây là cơ hội hiếm hoi để quan sát hiện tượng thiên văn vốn chỉ xảy ra vài năm một lần trong lịch sử quan sát hiện đại.

Hai ngôi sao cùng lúc phát nổ trên bầu trời

Ngôi sao V462 Lupi được phát hiện vào ngày 12/6 trong chòm sao Lupus. Ánh sáng của nó đạt đỉnh vào ngày 20/6 trước khi bắt đầu mờ dần. Trong khi đó, V572 Velorum nằm trong chòm sao Vela và được phát hiện ngày 25/6, chỉ 2 ngày sau đó, và đã bùng sáng rực rỡ.

Hình ảnh do nhà thiên văn học Eliot Herman ghi lại cho thấy V572 Velorum như một quả cầu phát sáng màu xanh, được viền bởi 4 tia sáng kéo dài như hình chữ thập, nổi bật trên nền trời đêm.

Video đang HOT

Các chuyên gia cho biết hiện tượng hai ngôi sao nổ đồng thời và có thể nhìn thấy bằng mắt thường là điều cực kỳ hiếm gặp.

Nhà thiên văn học Juan Luna thuộc Đại học Quốc gia Hurlingham ở Argentina cho biết thời gian còn lại để quan sát ánh sáng từ cả 2 ngôi sao này có thể chỉ kéo dài thêm vài đêm nữa. Nhà quan sát thiên văn độc lập Stephen O’Meara tại Botswana cho biết, lần gần đây nhất loài người ghi nhận một sự kiện tương tự là vào tháng 3/2018.

Bài viết liên quan  Bạn có biḗt ʟợi ích của việc cắm chiḗc tăm bȏng vào ʟọ dầu gió ʟà gì ⱪhȏng, hãy cùng tìm hiểu.

Vụ nổ sao mới và hành trình ngắn ngủi của ánh sáng rực rỡ

Ảnh minh họa về một vụ nổ sao nova (Ảnh: Scitech Daily).

Hai ngôi sao đang phát nổ không phải là siêu tân tinh, vốn là các vụ nổ dữ dội làm tan rã hoàn toàn ngôi sao gốc. Chúng được xếp vào loại sao mới, còn gọi là “nova”, là hiện tượng xảy ra khi một sao lùn trắng hút khí từ ngôi sao đồng hành trong một hệ sao đôi.

Tại đó, khối khí bị hút sẽ tích tụ bên ngoài sao lùn trắng, nóng dần lên và cuối cùng bùng nổ dưới áp lực cao. Vụ nổ không phá hủy lõi sao nhưng tạo ra ánh sáng đủ rực rỡ để vượt qua hàng nghìn năm ánh sáng và đến được với mắt người quan sát trên Trái Đất.

Một nova có thể sáng gấp hơn 100.000 lần so với Mặt Trời và kéo dài trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tháng. Trung bình mỗi năm, trong dải Ngân Hà xảy ra khoảng 46 vụ nổ nova. Tuy nhiên rất ít trong số đó đủ gần và đủ sáng để có thể quan sát bằng mắt thường.

Do đó, sự xuất hiện đồng thời của V462 Lupi và V572 Velorum không chỉ mang giá trị khoa học mà còn là một trải nghiệm quan sát hiếm có với công chúng.

Được biết, những người quan sát ở Nam bán cầu có thể dễ dàng quan sát hiện tượng này mà không cần thiết bị chuyên dụng. Tuy vậy, việc sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ có thể giúp nhìn thấy chi tiết hơn, đặc biệt là sự tương phản màu sắc và các tia sáng xung quanh lõi phát sáng.

Bài viết liên quan  TP.HCM: 488 thí sinh đạt điểm 10 môn Ngoại ngữ trong kỳ thi vào lớp 10

Ở Việt Nam có quan sát được?

Mặc dù hiện tượng 2 ngôi sao nova vẫn đang diễn ra, và phát sáng rực rỡ trên bầu trời đêm, song khả năng quan sát chúng còn phụ thuộc rất lớn vào vị trí địa lý.

Theo đó, cả hai ngôi sao V462 Lupi và V572 Velorum đều nằm trong các chòm sao Nam bán cầu là Lupus và Vela, vốn chỉ xuất hiện rõ ràng từ các khu vực nằm dưới đường xích đạo.

Điều này đồng nghĩa với việc những người sống tại các quốc gia như Argentina, Úc, Nam Phi hay New Zealand có tầm nhìn tối ưu nhất để quan sát hiện tượng bằng mắt thường.

Còn đối với Việt Nam và phần lớn các quốc gia thuộc Bắc bán cầu, vị trí quan sát là không đủ thấp về phía nam để có thể nhìn thấy cả hai ngôi sao này, ngay cả trong điều kiện thời tiết lý tưởng và bầu trời quang đãng.

‘Ngôi sao cô đơn’ bị đá ra khỏi dải Ngân Hà, đi mãi trong hư vô

Các nhà thiên văn phát hiện một ngôi sao đang “lướt” qua dải Ngân Hà của chúng ta với vận tốc 6 triệu km/h, và như vậy ngôi sao này sẽ rời khỏi dải Ngân Hà trong 100 triệu năm.

Các nhà thiên văn của Đại học Quốc gia Australia đã nghiên cứu xem vì sao ngôi sao này đang vội vàng rời khỏi dải Ngân Hà đến vậy. Kết quả nghiên cứu của họ được đăng tải trên tạp chí hàng tháng của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh, theo CNN.

Ngôi sao này đang di chuyển với tốc độ kỷ lục – gấp 10 lần hầu hết ngôi sao khác trong dải Ngân Hà, bao gồm Mặt Trời của chúng ta.

“Chúng tôi lần theo dấu vết và thấy hành trình của ngôi sao đi từ trung tâm dải Ngân Hà – đó là một điều khá thú vị”, Gary Da Costa, tác giả nghiên cứu và giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết.

Bài viết liên quan  Vợ bị t/ai n/ạn phải nằm li/ệt giường, chồng lập tức đưa về quê nhờ ông bà ngoại chăm hộ, 4 tháng sau tới đón thì tái mặt..

Một hình dựng minh họa cho dải Ngân Hà trên bầu trời đài quan sát Las Campanas ở Chile. Ảnh: Reuters.

Các nhà khoa học tin rằng ngôi sao đó bị “đá” ra ngoài rìa dải Ngân Hà từ lỗ đen ở trung tâm, mang tên Sagittarius A*, có khối lượng lớn gấp 4,2 triệu lần Mặt Trời của chúng ta.

Cụ thể hơn, hiện tượng này là do sao đôi đến quá gần lỗ đen. Sao đôi là hai ngôi sao chuyển động quanh nhau.

“Khi sao đôi đến quá gần lỗ đen, lỗ đen có thể bắt giữ một ngôi sao vào trong quỹ đạo gần lỗ đen và ‘đá’ ngôi sao kia ra xa với tốc độ rất cao”, Thomas Nordlander, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư Đại học Quốc gia Australia, cho biết.

Ngôi sao này cách Trái Đất 29.000 năm ánh sáng và bị “đá” khỏi lỗ đen Sagittarius A* 5 triệu năm trước.

“Theo quy mô thiên văn, ngôi sao sẽ sớm rời khỏi dải Ngân Hà và mãi mãi đi trong vùng trống rỗng giữa các dải thiên hà”, Da Costa cho biết.

“Thật vui vì có thể xác nhận giả thuyết đã tồn tại 30 năm rằng ngôi sao có thể bị ‘đá’ ra khỏi thiên hà bởi lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm dải thiên hà”.

Trung tâm các dải thiên hà là khu vực khó quan sát một cách chính xác. Vì vậy, hiểu được đặc tính, thành phần của ngôi sao bị “đá” ra từ trung tâm dải thiên hà sẽ cung cấp thêm dữ kiện về khu vực vốn khó quan sát này.

Theo news.zing.vn

Nguồn: https://vietgiaitri.com/hai-ngoi-sao-cung-luc-phat-no-tren-bau-troi-o-viet-nam-co-quan-sat-duoc-20250702i7477835/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAzNi1MaW5rXzIwMjUwNzAyfDIxOjUxOjE3