Hà Nội cấm xe máy chạy xăng: Cần hỗ trợ người dân như thế nào?

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng: Cần hỗ trợ người dân như thế nào?
Hà Nội cấm xe máy chạy xăng: Cần hỗ trợ người dân như thế nào?

Theo các chuyên gia , Hà Nội , Chính phủ cần có sự hỗ trợ thiết thực , khách quan để người dân có thể chuyển đổi từ xe máy chạy bằng xăng, dầu sang xe điện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu TP Hà Nội thực hiện các biện pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch ( xe chạy bằng xăng , dầu) lưu thông trong Vành đai 1.

Cần hỗ trợ người dân chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện

PGS.TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII) đánh giá chủ trương này là hợp lý, đây là xu hướng liên quan đến nhiều mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng.

Để thực hiện tốt chủ trương mà không ảnh hưởng đến an sinh xã hội , cuộc sống của người dân, Hà Nội phải triển khai đồng loạt một số giải pháp.

Theo bà An, Hà Nội, Chính phủ cần hỗ trợ người dân chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.

Tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, xe máy vẫn là phương tiện mưu sinh của số đông người dân, từ người bán hàng, shipper, xe ôm, công chức, người lao động đến sinh viên, thậm chí bà nội trợ cũng đều sử dụng xe máy.

Bên cạnh đó, thành phố cần xây dựng cơ sở hạ tầng cho giao thông xanh như các trạm sạc điện đủ để đáp ứng nhu cầu khi người dân chuyển đổi phương tiện, không độc quyền cổng sạc điện để khuyến khích người dân có thêm cơ hội lựa chọn phương tiện, theo bà An.

Vị chuyên gia cũng cho rằng thành phố cần phát triển phương tiện công cộng xanh nhằm đảm bảo người dân không bị ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt tại các điểm trung chuyển như bến xe, ga metro, trường học, chợ dân sinh.

Ví dụ người dân khi di chuyển đến khu vực Vành đai 1, nếu đi xe máy xăng cần có chỗ gửi xe hợp lý, cùng với đó là các phương tiện công cộng xanh (buýt điện, metro) thuận tiện giúp họ tiếp tục hành trình mà không bị gián đoạn.

Video đang HOT

Phương án xử lý xe bị thu hồi

Bài viết liên quan  Xôn xao thông tin về tên gọi mới của các tỉnh, thành ở Việt Nam sau khi sáp nhập

Là một người có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực giao thông, chuyên gia Nguyễn Xuân Thuỷ ủng hộ việc sẽ không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 của Hà Nội từ 1/7/2026 để giảm khí thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Song chuyên gia Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, việc thực hiện có thể sẽ gặp phải một số khó khăn, vướng mắc do số lượng xe máy tại Hà Nội là rất lớn và thời gian chuẩn bị thực hiện ngắn.

Vị chuyên gia nhìn nhận, xe máy là phương tiện lưu thông quen thuộc của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng. Do đó, việc thay đổi thói quen sử dụng phương tiện của người dân cũng có thể gặp phải những vướng mắc, trở ngại nhất định.

Ngoài ủng hộ việc cấm xe máy lưu thông trong Vành đai 1, ông Nguyễn Xuân Thuỷ cũng bày tỏ, Nhà nước, Chính phủ cũng cần có phương án cụ thể, rõ ràng, chi tiết về việc hạn chế ô tô sử dụng nguyên liệu là xăng, dầu lưu thông trong Vành đai 1, Vành đai 2, của Hà Nội.

Hà Nội đang quản lý gần triệu xe máy (Ảnh: Mạnh Quân).

“Ô tô xả thải và chiếm diện tích lưu thông gấp nhiều lần so với xe máy nên cũng cần có phương án hạn chế đối với cả loại phương tiện này”, ông Nguyễn Xuân Thuỷ nói.

Để có thể thực hiện được việc cấm xe máy chạy bằng xăng, dầu lưu thông trong Vành đai 1, ông đưa ra giải pháp là Hà Nội, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ để người dân có thể chuyển đổi sang xe máy điện và việc này phải thật sự “đúng người – đúng mục đích”.

“Xe máy điện để đi tốt, đảm bảo an toàn có giá trị cao từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng, đối với những gia đình khó khăn đây là một số tiền lớn nên Nhà nước cần hỗ trợ thiết thực, số tiền hỗ trợ rõ ràng để người dân yên tâm chuyển đổi từ xe điện sang xe xăng”, vị chuyên gia nêu giải pháp.

Bên cạnh đó, ông cho biết, Nhà nước cũng cần có các phương án xử lý xe máy xăng, dầu được thu hồi để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

Bài viết liên quan  Mẹ Hải Dương kể sự bất thường sau khi cho con uống siro ăn ngon Hải Bé, nói lý do lên mạng mua đồ cho con

Từ năm 2017, Hà Nội đã đặt ra lộ trình cấm xe máy trong vành đai 1 và đã xây dựng nhiều đề án, nhưng đến nay chưa thể thực hiện vì nhiều lý do.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trần Sỹ Thanh, Hà Nội sẽ giữ nguyên lộ trình hạn chế xe máy tại các quận vào năm 2030, đồng thời từng bước chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện.

Chủ tịch Hà Nội cho rằng chủ trương này đã ban hành cách đây hơn 7 năm nên không có gì bất ngờ với doanh nghiệp hay người dân. Thành phố quyết tâm thực hiện lộ trình chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.

Để thực hiện mục tiêu, Hà Nội sẽ có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi, đầu tư hệ thống trạm sạc, nâng tiêu chuẩn an toàn tại các khu vực sạc tập trung, đồng thời phát triển mạnh vận tải công cộng…

Ông Thanh giao Sở Xây dựng làm đầu mối phối hợp với các bên liên quan xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Đến hết năm 2024, Hà Nội có trên 9,2 triệu phương tiện các loại đang hoạt động trên địa bàn (chưa bao gồm xe của cơ quan Trung ương).

Trong đó, thành phố đang quản lý hơn 8 triệu phương tiện, gồm 1,1 triệu ô tô và trên 6,9 triệu xe máy, khoảng 1,2 triệu ô tô, xe máy cá nhân từ các tỉnh, thành phố khác lưu thông trên địa bàn.

Hà Nội tiêu hủy 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm bẩn ở làng nghề La Phù

Công an TP Hà Nội đã tiến hành tiêu hủy khoảng 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm hết hạn, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu và kém chất lượng, được phát hiện tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc làng nghề La Phù.

Ngày 9/7, Công an TP Hà Nội cho biết, nhiều cơ quan truyền thông đã đồng loạt đưa tin về việc hàng loạt bao tải chứa thực phẩm không rõ nguồn gốc bị đổ trộm tại bãi rác đầu làng La Phù – nơi từng được mệnh danh là “thủ phủ bánh kẹo” của Hà Nội.

Bài viết liên quan  Hồng Phượng căng sau phiên tòa, thắc mắc chuyện Hồng Loan từ chối xét nghiệm ADN

Cơ quan chức năng tiến hành xử lý bánh kẹo kém chất lượng. Ảnh: CACC

Hình ảnh tại hiện trường cho thấy nhiều loại bánh, kẹo, thạch, trái cây sấy… đã hết hạn sử dụng từ năm 2024 vứt la liệt, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ lan truyền dịch bệnh.

Ngay sau phản ánh, Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an TP Hà Nội vào cuộc, phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 24, UBND xã và Công an xã La Phù (nay là xã An Khánh) để xác minh, làm rõ sự việc.

Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định: Hộ kinh doanh chế biến thực phẩm Đức Phương, do ông Nguyễn Viết Dũng (SN 1967) làm chủ, là một trong những đơn vị có hành vi đổ bỏ thực phẩm lỗi, hỏng ra bãi rác công cộng. Chính quyền địa phương đã nhanh chóng ký hợp đồng với Công ty URENCO 10 để xử lý lượng rác thải theo đúng quy định về vệ sinh môi trường.

Hơn 50 hộ kinh doanh tự nguyện giao nộp hàng kém chất lượng

Hưởng ứng lời kêu gọi, chính quyền xã La Phù đã phát động chiến dịch vận động người dân tự nguyện giao nộp thực phẩm, bánh kẹo không đảm bảo chất lượng. Đến nay, đã có hơn 50 hộ kinh doanh giao nộp khoảng 25 tấn hàng hóa gồm táo đỏ, xúc xích, lương khô, bánh kẹo các loại… hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.

Lực lượng chức năng liên ngành tiêu huỷ hàng chục tấn thực phẩm bẩn ở La Phù.

Toàn bộ số hàng hóa này đã được Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tiêu hủy theo đúng quy trình, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Lãnh đạo Công an TP Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Đồng thời, cam kết tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và những cơ sở làm ăn chân chính.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/ha-noi-cam-xe-may-chay-xang-can-ho-tro-nguoi-dan-nhu-the-nao-20250714i7486468/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzE0fDIxOjA1OjE5