
Cô gái Trung Quốc tốt nghiệp ngành y nhưng đi bán kem vỉa hè thành tâm điểm mạng xã hội nước này sau khi bị trường đại học cũ yêu cầu gỡ video vì danh tiếng.
Năm 2022, cô gái họ Lý tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh y học tại trường Đại học Trung Sơn, trực thuộc Đại học Y Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
Sau tốt nghiệp, Lý từng làm việc tại một bệnh viện lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên thời gian ngắn sau đó, cô nghỉ việc vì lý do cá nhân.
Từ tháng 4/2025, Lý bắt đầu bán kem xoài tại một xe hàng rong ở thành phố Hà Trì, Quảng Tây, với mục tiêu kiếm thêm thu nhập trong thời gian ôn thi công chức. Cô vừa quay video làm kem vừa chia sẻ về kinh nghiệm học y của mình trên mạng xã hội . Một video của Lý nhắc đến tên trường Đại học Trung Sơn bất ngờ đạt hơn 5 triệu lượt xem và 100.000 lượt thích trên nền tảng Douyin.
Lý bị nhà trường ép xóa video bán kem vì sợ các tân sinh viên hiểu nhầm.
Cuối tháng 6/2025, Lý nhận được cuộc gọi từ giảng viên họ Trần – chủ nhiệm lớp cũ. Thầy Trần đề nghị cô gỡ video vì sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường và khiến sinh viên hiện tại cảm thấy lo lắng về tương lai nghề nghiệp.
Lý lập tức xóa video và không còn nhắc đến tên trường trong các bài đăng sau đó. “Nhưng một số người từ trường vẫn vào trang cá nhân của tôi để bình luận công kích, bôi nhọ. Việc này khiến cuộc sống của tôi bị đảo lộn và ảnh hưởng tới công việc bán kem “, Lý chia sẻ.
Trước làn sóng dư luận, trường Đại học Trung Sơn phủ nhận việc yêu cầu Lý gỡ video, đồng thời khẳng định họ ủng hộ sự đa dạng trong lựa chọn nghề nghiệp. “Chúng tôi không kỳ thị bất kỳ công việc nào và cũng không cảm thấy xấu hổ nếu sinh viên tốt nghiệp tự khởi nghiệp” , đại diện trường tuyên bố trên mạng xã hội.
Lý chỉ nhắc tên trường trong video để làm rõ bằng cấp của mình, sau khi bị nghi ngờ là cử nhân “rởm”. Cô nhấn mạnh: “Tôi đã học ở đó 4 năm, đóng tiền học phí đầy đủ, chẳng lẽ không có quyền nói tên trường mình học à?”
Trước việc trường cũ phủ nhận từng yêu cầu xóa video, Lý khá bức xúc và có video đáp trả. “Nếu các người cho rằng tôi bôi nhọ danh tiếng trường, thì cứ đưa tôi ra tòa”, cô chia sẻ.
Trên mạng xã hội, nhiều dân mạng Trung Quốc ủng hộ Lý. “Cô ấy tự lao động chân chính để kiếm sống, liên quan gì đến nhà trường?”, một người dùng bình luận. Nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều: “Cô ấy nhắc đến tên trường chẳng qua là để câu view”, một dân mạng khác phản biện.
Nộp hơn 450 đơn xin việc trong 14 tháng vẫn thất nghiệp
Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ở Mỹ chật vật tìm việc khi AI phát triển chóng mặt, khiến cơ hội việc làm bị thu hẹp và áp lực tài chính ngày càng lớn.
Kermit the Frog phát biểu tại lễ tốt nghiệp của sinh viên Đại học Maryland (bang Maryland, Mỹ) hôm 22/5.
Tổng quan, thị trường việc làm tại xứ cờ hoa vẫn giữ được sự ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc hiện duy trì ở mức 4,2%, trong khi nền kinh tế ghi nhận tăng trưởng việc làm trong 52 tháng liên tiếp – chuỗi tăng trưởng dài thứ hai trong lịch sử nước này, theo CNN .
Video đang HOT
Tuy nhiên, phía sau bức tranh tích cực ấy là những tín hiệu đáng lo ngại.
Căng thẳng thương mại kéo dài khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động trong việc ra quyết định. Tuyển dụng đầu vào suy giảm rõ rệt. Một số lãnh đạo trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI) thậm chí cảnh báo rằng công nghệ phát triển quá nhanh này có thể xóa sổ hàng loạt việc làm văn phòng. Và thực tế, quá trình đó có lẽ đã bắt đầu.
Dù thị trường lao động nhìn chung vẫn có vẻ ổn định, giới chuyên gia cho rằng đây vẫn là thời kỳ ảm đạm nhất với các tân cử nhân kể từ đỉnh dịch Covid-19. Nhiều người trẻ phải mất hàng tháng trời mới tìm được việc, dẫn đến tình trạng thất nghiệp kéo dài, trong khi gánh nặng nợ học phí không ngừng gia tăng.
Sinh viên Đại học Columbia tham dự lễ tốt nghiệp ở Manhattan (New York, Mỹ) ngày 21/5. Theo CNN, lứa sinh viên tốt nghiệp năm 2025 phải đối mặt với thị trường việc làm dường như “đóng băng”
Một thị trường việc làm khắc nghiệt
Theo báo cáo của Oxford Economics, lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1980, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm sinh viên mới tốt nghiệp (khoảng 22-27 tuổi và có bằng cử nhân trở lên) liên tục vượt mức trung bình toàn quốc.
Kể từ giữa năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp đại học đã tăng 1,6 điểm phần trăm – gấp 3 lần mức tăng trung bình toàn quốc.
“Thị trường việc làm hiện rất khó khăn với sinh viên mới ra trường. Sự phục hồi sẽ không thể diễn ra trong một sớm một chiều”, Matthew Martin, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, cho biết.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, nhóm lao động trẻ từ 20 đến 24 tuổi đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 8,2% – cao gần gấp đôi mức trung bình cả nước. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ này ở nam giới trong cùng độ tuổi đã tăng vọt lên 9,6%, so với mức 6,7% cùng kỳ năm ngoái.
Sau hai năm ồ ạt tuyển nhân sự (2021-2022), các doanh nghiệp giờ đây chuyển sang thái độ thận trọng hơn giữa bối cảnh chiến tranh thương mại phức tạp và lãi suất cao kéo dài.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm (tính đến giữa tháng 5). Điều này cho thấy thị trường lao động đang gặp nhiều thách thức, khiến quá trình tìm kiếm việc làm trở nên khó khăn hơn.
Dữ liệu từ LinkedIn ghi nhận lượng tuyển dụng đầu vào giảm 23% so với tháng 3/2020, cao hơn mức giảm 18% của tổng thể hoạt động tuyển dụng trong cùng kỳ.
Tuy tạo ra thách thức cho người tìm việc, Thomas Simons, chuyên gia kinh tế trưởng tại Jefferies, nhận định trạng thái “không tuyển, không sa thải” lại góp phần ổn định lạm phát, cải thiện năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn.
Tìm việc trong vô vọng
Jenna Macksoud (23 tuổi, bang New Jersey) tốt nghiệp Đại học American (Washington, D.C.) vào cuối năm 2023. Suốt hơn một năm qua, cô không ngừng gửi hồ sơ ứng tuyển, trung bình 5-10 vị trí mỗi ngày nhưng hiếm khi nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng.
“Nhìn lại, đó thực sự là một trải nghiệm ám ảnh, tác động nặng nề đến tâm trạng của mình. Cảm giác thất vọng hoàn toàn bao trùm”, Macksoud chia sẻ với CNN .
Việc tìm kiếm việc làm kéo dài thường để lại nhiều tác động tiêu cực đối với những người mới tốt nghiệp. Theo khảo sát gần đây của LinkedIn, niềm tin vào thị trường lao động của Gen Z (sinh năm 1997-2012) đã tụt xuống mức thấp kỷ lục, thậm chí còn thấp hơn cả thời điểm đại dịch mới bùng phát.
Gióng nhiều tân cử nhân khác, áp lực đối với Macksoud càng trở nên nặng nề hơn khi mang trên vai khoản nợ học phí lên đến 70.000 USD. Sau khi không tìm được cơ hội trong lĩnh vực chính sách công và tổ chức phi lợi nhuận, cô đã mở rộng phạm vi tìm kiếm, cuối cùng nhận được vị trí phát triển kinh doanh tại một công ty công nghệ và an ninh mạng.
Macksoud khuyên các tân cử nhân không nên nản lòng trước những lần bị từ chối. Cô nhấn mạnh đây là cuộc chơi dựa trên con số, nên người trẻ cần giữ thái độ kiên trì và chủ động.
Gabriel Nash (24 tuổi, Orlando, bang Florida) cho hay từ khi tốt nghiệp vào tháng 5/2024, anh đã gửi hơn 450 đơn xin việc trong lĩnh vực truyền thông và dựng video, nhưng chưa có cơ hội nào mở ra cho anh.
Hiện Nash làm bán thời gian như một YouTuber chuyên sản xuất video game. Thu nhập từ công việc này đủ để anh chi trả bảo hiểm xe và một số chi phí nhỏ, nhưng chưa đủ để anh tự lập và dọn ra ở riêng.
“Thật áp lực. Mọi người đều bảo phải nhanh chóng tìm việc và tự lập. Nhưng nếu không có ai tuyển, tôi phải làm sao?”, anh bộc bạch.
Mối ảnh hưởng của AI
Công cuộc tìm kiếm việc làm càng trở nên gian nan hơn trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ với tốc độ chưa từng có.
CEO Dario Amodei của Anthropic, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực AI, cảnh báo rằng AI có khả năng thay thế 50% công việc văn phòng cấp đầu vào và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức 10-20% chỉ trong vòng 1-5 năm tới.
Sinh viên Đại học Yale tham gia các hoạt động trong ngày tốt nghiệp ngày 19/5.
Nói với CNN , ông Amodei bày tỏ lo ngại khi phần lớn công chúng và giới lập pháp vẫn chưa thực sự ý thức được quy mô và tốc độ thay đổi của AI đang tạo ra, mô tả thực trạng này là “đáng sợ”. Ông kêu gọi cần có hành động ngay lập tức, thay vì để tương lai bị dẫn dắt trong mơ hồ.
Trên thực tế, một số dấu hiệu cho thấy tác động của AI ở vị trí cấp đầu vào đã bắt đầu diễn ra, ít nhất là trong một số lĩnh vực. Theo Oxford Economics, từ năm 2022, tỷ lệ việc làm trong hai ngành dễ bị AI thay thế là khoa học máy tính và toán học đã giảm 8% đối với nhóm tuổi 22-27. Trong khi đó, nhóm lao động lớn tuổi hơn gần như không bị ảnh hưởng.
“AI đang thật sự thay thế một số công việc cấp đầu vào”, chuyên gia Martin nhận định. Tuy nhiên, ông cũng kỳ vọng AI sẽ vừa xóa bỏ, vừa tạo ra những công việc mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.
Thế nhưng, một số chuyên gia cho rằng tình trạng tuyển dụng chậm lại không hoàn toàn bắt nguồn từ sự trỗi dậy của AI.
“Chúng tôi chưa thấy bằng chứng nào cho thấy AI là thủ phạm. Trước đây, khi ATM ra đời, nhiều người từng lo nhân viên ngân hàng sẽ bị thay thế. Nhưng thực tế, họ thích nghi và tiến xa hơn”, Kory Kantenga, trưởng bộ phận kinh tế tại LinkedIn, chia sẻ với CNN .
Bằng đại học có còn là “tấm vé vàng”?
Không chỉ sinh viên, nhiều bậc phụ huynh cũng bày tỏ nỗi lo lắng. Rob Bastress có con trai tốt nghiệp Đại học California tại Irvine vào tháng 12/2023, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được việc.
“Thật sự rất nản lòng. Bạn thúc ép con cái học giỏi, vào được trường tốt, để có cơ hội tốt hơn sau này. Giờ thì những cơ hội ấy dường như biến mất”, ông chia sẻ.
Ông Bastress, sống ở vùng vịnh San Francisco và làm trong ngành công nghệ, tin rằng AI là một phần nguyên nhân khiến nhiều công việc không còn tồn tại.
“Tôi tin một số công việc đã bị loại bỏ vì AI có thể tự động hóa chúng. Và tình hình sẽ ngày càng khó hơn,” ông nói, đồng thời chỉ ra rằng một số mô hình AI mới thậm chí không cần con người ra lệnh mà vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ và đưa ra quyết định.
Biển quảng cáo “Thời đại của nhân viên AI đã tới” của một công ty trí tuệ nhân tạo tại tàu điện ngầm London (Anh) ngày 5/6.
Thị trường việc làm khan hiếm tại Mỹ càng khiến nhiều người đặt câu hỏi về giá trị thực tế của tấm bằng cử nhân, nhất là khi học phí có thể lên đến hàng trăm nghìn USD và để lại gánh nặng nợ nần kéo dài.
Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trẻ có bằng cử nhân vẫn thấp hơn so với người không có, song khoảng cách này đang thu hẹp trong vài năm gần đây, theo dữ liệu liên bang.
Theo ông Kantenga, dù học phí đại học đã tăng, nhiều người Mỹ vẫn chọn theo học vì khả năng kiếm được thu nhập cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn.
“Cuối cùng, lợi ích của việc có bằng vẫn vượt xa chi phí phải bỏ ra”, ông nhận xét.
Theo các nhà kinh tế, tình hình tuyển dụng khó khăn và rủi ro từ AI khiến sinh viên đại học cần cân nhắc kỹ lưỡng về lĩnh vực mình theo đuổi, chẳng hạn các ngành đang tăng trưởng nhanh như y tế và giáo dục.
“Hãy hiểu rõ xu hướng chuyển động của thị trường và suy nghĩ xa hơn công việc đầu tiên, bởi một vị trí khởi đầu với lương cao sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không có cơ hội phát triển lâu dài”, ông nhấn mạnh thêm.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/cuu-sinh-vien-nganh-y-di-ban-kem-to-truong-cu-gay-ap-luc-phai-xoa-video-20250713i7485679/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzEzfDE4OjExOjA5