Cụ bà rút 600 triệu đồng trong sổ tiết kiệm để chuyển vào tài khoản của chính mình: Nhân viên Agribank nghi gian lận, báo công an xã

Cụ bà rút 600 triệu đồng trong sổ tiết kiệm để chuyển vào tài khoản của chính mình: Nhân viên Agribank nghi gian lận, báo công an xã
Cụ bà rút 600 triệu đồng trong sổ tiết kiệm để chuyển vào tài khoản của chính mình: Nhân viên Agribank nghi gian lận, báo công an xã

Bà P.T.N có 4 sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với số tiền 650 triệu đồng. Bà đến ngân hàng mong muốn được rút để chuyển vào tài khoản của chính mình nhưng lại không được chấp thuận vì bị nghi ngờ gian lận.


Ngày 27/07/2025, Thương trường đưa tin “Cụ bà rút 600 triệu đồng trong sổ tiết kiệm để chuyển vào tài khoản của chính mình: Nhân viên Agribank nghi gian lận, báo công an xã”. Nọi dung chính như sau: 

Mới đây, Công an xã Hà Bắc, TP Hải Phòng đã giúp bà P.T.N. (70 tuổi ở thôn Phương La) không bị chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Trước đó vào sáng 23/7, một người đàn ông gọi điện thoại cho bà N. tự giới thiệu là Trưởng Công an xã Hà Bắc. Bà N. hỏi người này quê ở đâu. Người đàn ông nói quê ở xã Đồng Lạc, Nam Sách trước đây và bà N. tin đó là thật.

Ads (0:00)

Bà P.T.N. trình bày vụ việc tại trụ sở làm việc Công an xã Hà Bắc

Sau đó, đối tượng tiếp tục thông báo bà N. liên quan đến một vụ án và đưa máy cho người khác nói chuyện với bà N. Người này tự xưng là cán bộ Công an TP Đà Nẵng, nói bà N. đang bị nghi vấn liên quan đến đường dây buôn ma túy và rửa tiền. Số căn cước công dân của bà được tìm thấy tại nhà đối tượng cầm đầu đường dây tại Hải Phòng và thông báo đã có lệnh bắt tạm giam đối với bà N.

Bài viết liên quan  Máy bay chở 191 người rơi tự do ở độ cao 11.000m, hành khách viết di thư

Từ ngày 23 – 25/7, đối tượng liên tục điện thoại và khống chế bà N. Chúng điều tra về hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của bà N. Từ đây chúng biết bà có 4 sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với số tiền 650 triệu đồng.

Đến ngày 25/7/2025, đối tượng yêu cầu bà N. đến Agribank – Chi nhánh Cẩm Việt (xã Hà Bắc) để rút hết số tiền tiết kiệm và chuyển vào tài khoản nhận lương hưu hàng tháng của bà. Trước đó, bà N. đã cung cấp cho đối tượng lừa đảo mật khẩu và mã OTP.

Không chút hoài nghi, bà N. đến ngân hàng đặt vấn đề rút tiền và chuyển tiền. Nhân viên giao dịch ngân hàng thấy bất thường nên dừng giao dịch và báo cho Công an xã Hà Bắc. 

Ngay lập tức, Trưởng Công an xã đã cử cán bộ đến tuyên truyền, trấn an để bà N. thấy rõ đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lập tức ngừng việc chuyển tiền cho đối tượng.

Theo Thượng tá Trần Hoài Nam, Trưởng Công an xã Hà Bắc, các thủ đoạn của đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi. Chúng không hướng dẫn người dân chuyển tiền ngay lập tức tại ngân hàng đến tài khoản của chúng vì dễ bị phát hiện mà sẽ hướng dẫn chuyển tiền tiết kiệm vào tài khoản của người dân. Sau đó chúng sẽ hướng dẫn người dân tự thao tác chuyển tiền trên điện thoại. Trước diễn biến phức tạp của tội phạm công nghệ cao, Công an xã Hà Bắc đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền về công tác phòng chống tội phạm chiếm đoạt tài sản, tội phạm công nghệ cao tại các quỹ tín dụng, ngân hàng, cửa hàng vàng bạc trên địa bàn.

Bài viết liên quan  Lừa đảo gần 18 tỷ đồng bằng cách dụ góp vốn đầu tư đất

Theo báo Người đưa tin ngày 16/7 có bài Vừa chuyển khoản thành công 265 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng ACB của con trai, người mẹ 60 tuổi lập tức lên công an làm việc. Nội dung như sau:

Mới đây, Công an TP Đà Nẵng đã ra cảnh báo về thủ đoạn giả danh người thân nhắn tin qua Facebook để lừa chuyển tiền. 

Theo đó, vào lúc 09h00 ngày 14/7, bà T.T.D.H (SN 1965; trú Hàn Mặc Tử, phường Hải Châu) đã đến cơ quan công an trình báo. Bà cho biết nhận được tin nhắn từ tài khoản facebook “Hùng Thái Trần” giống tài khoản con trai mình. Người này yêu cầu bà chuyển tiền vào tài khoản Ngân hàng ACB. 

Không chút hoài nghi, bà đã thực hiện 2 lần chuyển khoản tổng 265 triệu đồng chủ tài khoản NGUYEN NGOC HOANG, số tài khoản 21069971. Sau khi chuyển tiền xong kiêm tra lại thì phát hiện đã bị lừa.

Ảnh minh họa

Theo Công an TP Đà Nẵng, đối tượng lừa đảo sử dụng chiêu trò giả danh người thân, bạn bè bằng cách chiếm quyền tài khoản Facebook hoặc tạo tài khoản giả có hình đại diện, tên giống người quen của nạn nhân. Sau đó, chúng thực hiện hành vi lừa đảo. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng.

Vì vậy, cơ quan Công an đã đưa khuyến cáo:

– Khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi yêu cầu vay, mượn tiền, phải luôn bình tĩnh xác minh, nhất là các cuộc gọi có nội dung cần tiền gấp, chuyển tiền ngay. Gọi trực tiếp qua số điện thoại thông thường hoặc gặp mặt trực tiếp để kiểm chứng.

Bài viết liên quan  Nhiều hãng hàng không quốc tế dần quay lại Israel

– Tránh bấm vào các đường link lạ, dù người gửi là những người quen.

– Khi chuyển tiền, luôn kiểm tra kỹ thông tin tài khoản ngân hàng để chắc chắn họ tên người nhận khớp với người định chuyển tiền.

– Thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo từ cơ quan chức năng để nâng cao cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình.

– Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an gần nhất để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

 (Theo Cổng TTĐT Công an TP Đà Nẵng)