Chi tiết các tuyến đường ở Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng kể từ 1-7-2026

Chi tiết các tuyến đường ở Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng kể từ 1-7-2026
Chi tiết các tuyến đường ở Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng kể từ 1-7-2026

Xe máy chạy xăng dự kiến sẽ bị cấm chạy trên Vành đai 1 Hà Nội kể từ 1-7-2026. Vậy tuyến đường Vành đai 1 gồm những tuyến phố nào?


Theo báo Người lao động ngày 13/7 có bài Chi tiết các tuyến đường ở Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng kể từ 1-7-2026. Nội dung như sau

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn, ngày 12-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có yêu cầu Hà Nội lên phương án cấm xe máy chạy xăng (nhiên liệu hóa thạch) trong Vành đai 1 kể từ năm 2026.

Dự kiến Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực tuyến Vành đai 1 kể từ 1-7-2026. Ảnh: Ngô Nhung

Trong Chỉ thị 20, Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện theo lộ trình:

Đến ngày 1-7-2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1;

Từ ngày 1-1-2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2;

Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Vành đai 1: Tuyến đường cấm xe máy xăng gồm những đường, phố nào?

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội có 7 tuyến vành đai, trong đó có 5 tuyến chính gồm 1, 2, 3, 4, 5 và 2 tuyến hỗ trợ (vành đai 2,5 và 3,5) với tổng chiều dài 285,46 km.

Phạm vi tuyến Vành đai 1 – các tuyến đường ở Hà Nội dự kiến sẽ cấm xe máy chạy xăng kể từ 1-7-2026. Ảnh: Văn Duẩn/Googlemaps

Trong đó, tuyến Vành đai 1 là trục chính đô thị kết nối từ Đông sang Tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội gồm phố Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Hoàng Cầu – Voi Phục với tổng chiều dài 7,2 km.

Cụ thể, Vành đai 1 sẽ bao gồm các tuyến đường, phố: Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái) – Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Ô Chợ Dừa – Đê La Thành – Hoàng Cầu – Đê La Thành – Cầu Giấy – đường Bưởi – Lạc Long Quân – Âu Cơ – Nghi Tàm – Yên Phụ – Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư- Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân.

Phạm vi của tuyến đường sẽ chạy qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa (cũ).

Hiện dự án Vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu tới Voi Phục đang thi công, nếu hoàn thành đoạn tuyến Hoàng Cầu – Voi Phục, đây sẽ là vành đai đầu tiên của Hà Nội được khép kín.

Cần chính sách hỗ trợ người dân khi cấm xe máy chạy xăng

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, đánh giá đây là một quyết tâm cần thiết của Chính phủ nhằm giảm ô nhiễm. Với chỉ thị này, toàn bộ khu vực bên trong vành đai 1 có thể được coi là vùng phát thải thấp.

Bài viết liên quan  Biệt thự gây xôn xao ở Bắc Ninh của kẻ cầm đầu nhóm l:ừa đ:ảo xuyên quốc gia

Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng thời gian từ nay đến 1-7-2026 không còn nhiều. Do đó, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền và đặc biệt là tính toán phương án hỗ trợ người dân.

“Tôi nghĩ sẽ có tới hàng triệu xe máy phải chuyển đổi. Với số lượng lớn như vậy, chính quyền thành phố phải tính đến việc hỗ trợ người dân như thế nào?” – ông Tùng đặt vấn đề.

Ông Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh bên cạnh các chương trình đổi xe của doanh nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Đồng thời Hà Nội cần khẩn trương quy hoạch, lắp đặt các trạm sạc công cộng để đáp ứng nhu cầu và bảo đảm an toàn…

Tại Chỉ thị số 20, Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội lập, công bố đề án về vùng phát thải thấp (trong quý III-2025) và tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện vùng phát thải thấp.

Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sử dụng năng lượng sạch, doanh nghiệp phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện sử dụng năng lượng sạch trong thực hiện chuyển đổi xanh.

Cùng với đó là chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi từ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch hoặc sử dụng phương tiện công cộng (Ban hành trước ngày 30-9-2025).

Cùng ngày, báo Dân Việt có bài Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu từ 1/7/2026: Xu hướng tất yếu hay thách thức với người dân đô thị? Nội dung như sau:

Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 12/7/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Riêng tại Hà Nội, mức độ ô nhiễm không khí có thời điểm thuộc nhóm cao trên thế giới. Chính vì thế, ngoài việc cần cân đối, bố trí ngân sách địa phương, huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội hóa và có lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2030, Hà Nội phải triển khai thực hiện đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thủ đô.

Đặc biệt, Hà Nội cần thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026, không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1;

Từ ngày 1/1/2028, không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Thực trạng ô nhiễm tại các đô thị lớn ra sao?

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia chia sẻ rằng, hiện nay, về chất lượng môi trường không khí thấy rõ ràng, CO2 và các chất độc hại khác đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng nhìn chung, bức tranh tổng thể ô nhiễm không khí Hà Nội đang đặt ra nhiều thách thức. Điều này được thể hiện qua số liệu, được thực hiện bằng các thiết bị quan trắc, các thiết bị đã được kiểm định. Các số liệu “không biết nói dối”.

Bài viết liên quan  Đồng loạt ba hồi chuông cầu quốc thái dân an lúc 6h sáng 1-7 tại tất cả chùa, tự viện trên cả nước

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia.

“Trong những báo cáo trước đây, về mặt chất lượng không khí, đối với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 1 năm có 365 ngày, nhưng tới 50-60% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí vượt ngưỡng khuyến cáo, nghĩa là có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người”, TS Trần Hữu Minh nói với Dân Việt.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, lượng xe máy chiếm tới 87% tổng số phương tiện, trong khi lượng khí thải từ phương tiện này đóng góp đáng kể vào ô nhiễm bụi mịn PM2.5, NOx và HC – các tác nhân trực tiếp gây ra bệnh hô hấp, tim mạch và nhiều hệ lụy sức khỏe khác.

Báo cáo năm 2024 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, Hà Nội nằm trong nhóm 10 thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á, trong đó phương tiện cá nhân là nguyên nhân chủ đạo.

Theo TS Trần Hữu Minh, nguồn ô nhiễm đến từ nhiều nguồn khác nhau, như từ hoạt động xây dựng, đốt rơm rạ, vận chuyển giao thông… nhưng nguồn từ giao thông vận tải đóng góp tỷ lệ tương đối cao. Bởi theo số liệu quan trắc vừa qua cho thấy, phần từ bụi và các khí thải gây ảnh hưởng tới con người có nguồn gốc từ 50-60% đến từ giao thông.

Việt Nam hiện có 77 triệu xe đăng ký và số lượng xe thực sự lưu hành chưa có con số thống kê cụ thể. Đây là con số rất lớn. Với dân số 100 triệu, xe máy là 770 xe/1000 người dân. Đặc biệt, nhiều chuyên gia khuyến cáo chất độc hại từ xe máy rất lớn, chất hữu cơ bay hơi,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

“Tôi muốn chia sẻ thêm, lâu nay, chúng ta quan tâm đến phơi nhiễm của người tham gia giao thông trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm. Nếu hiểu rộng ra, trước đây, thế giới tiếp cận theo hướng vật lí, tức nếu người đó rời khỏi nhà và về nhà thì tức là an toàn.

Thế nhưng, nếu như trong chuyến đi đó, con người bị phơi nhiễm trong điều kiện môi trường ô nhiễm nhiều chất độc hại, người đó vẫn có thể đi đến nơi, về đến chốn. Nhưng trong môi trường đó, người này đã bị phơi nhiễm và sau 5-7 năm lại gặp những vấn đề lớn về sức khỏe như phổi. Đó là những vấn đề nếu hiểu rộng ra cũng là an toàn giao thông về mặt sức khỏe trong an toàn giao thông”, TS Minh lo ngại.

Bước tiến xanh nhưng cần những chính sách hỗ trợ người dân

Trước thực trạng môi trường trên, Thành phố Hà Nội được giao lập và công bố Đề án vùng phát thải thấp trong quý III/2025. Đến năm 2030, Hà Nội cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức, phủ kín các tuyến chính, kết nối khu vực đông dân cư và các đầu mối lớn. Hệ thống trạm sạc, dịch vụ cho phương tiện năng lượng sạch cũng như các đội xe buýt điện, tàu điện được yêu cầu mở rộng.

Bài viết liên quan  Ngày bà cụ cầm theo đúng chai nước mắm rời khỏi căn biệt thự sau khi bị con dâu m-ỉa ma-i: “Ăn mặn đ-ái khai”

Thành phố Hà Nội cũng sẽ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sạch; tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ với xe chạy xăng, dầu trong khu vực trung tâm.

Trên thế giới hiện nay, một số thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc) đã cấm xe máy xăng từ nhiều năm trước. EU đặt mục tiêu ngưng bán xe máy và ô tô xăng dầu từ năm 2035. Indonesia yêu cầu 20% phương tiện 2 bánh phải là xe điện vào năm 2030. Các nước này đi trước Việt Nam nhưng đều đi theo lộ trình 10–15 năm, với chính sách hỗ trợ chuyển đổi, ưu đãi tài chính, và phát triển hạ tầng song hành.

Việc cấm xe máy sử dụng xăng, dầu đang được xem là bước đi mang tính tất yếu.

Nói về điều này với PV Dân Việt, chuyên gia giao thông Hoàng Sơn cho biết: “Việc cấm xe máy xăng là cần thiết, nhưng phải có giai đoạn quá độ đủ dài, kèm theo chính sách trợ giá, đổi xe cũ, hỗ trợ vay mua xe điện và phát triển hệ thống sạc công cộng rộng khắp.”

Theo ông Sơn, một số chính sách có thể là việc trợ giá/ưu đãi thuế cho xe máy điện (giống chương trình hỗ trợ ô tô điện). Thu mua, đổi xe xăng cũ theo mô hình “xe cũ đổi xe xanh”. Ngoài ra còn cần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trạm sạc, đổi pin, hay tăng đầu tư giao thông công cộng, đặc biệt tại các đô thị loại 1″.

Cấm xe xăng không còn là chuyện “có nên hay không”, mà là “khi nào và làm sao để người dân sẵn sàng chuyển đổi mà không bị bỏ lại phía sau”.

Chuyên gia xe Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc Whatcar Việt Nam, admin Cộng đồng OTO+ cho biết: “Phải nhớ rằng, 10 năm trước, thủ đô Bắc Kinh cũng là nơi ô nhiễm nhất trên thế giới, nhưng do ý chí lãnh đạo làm rất mạnh: Yêu cầu dừng tất cả phương tiện phát thải ở mức cao vào trong nội đô (xe máy) và những chính sách mạnh mẽ khác như nhiều địa phương chỉ cho xe điện vào để giảm xe xăng”.

Anh Trần Văn Hải, xe ôm công nghệ, cho biết, anh ủng hộ xe điện nhưng hiện giờ không có chỗ sạc, mua xe giá còn cao và mong muốn cần hỗ trợ người lao động như anh nếu muốn chuyển đổi.

Trong khi chị Vũ Thu Hiền, người hiện làm việc tại một khu công nghiệp Bắc Ninh nói: “Cấm xe xăng nhưng cần có phương án thay thế. Tôi chỉ mong có xe buýt đúng giờ để không phải đi xe máy nữa”.