Chàng rể Mỹ muối dưa chua, nấu bún bò ‘như người Việt’ hút triệu view

Chàng rể Mỹ muối dưa chua, nấu bún bò ‘như người Việt’ hút triệu view
Chàng rể Mỹ muối dưa chua, nấu bún bò ‘như người Việt’ hút triệu view

Yêu cô gái Việt , Sean Ventrella cũng mê các món ăn Việt . Từ phở đuôi bò, bún bò đến cá kho, bánh xèo … anh tự học qua sách dạy nấu ăn hay video của người bán hàng rong ở Việt Nam.

Kỹ sư Mỹ bất ngờ nổi tiếng nhờ biết nấu đủ món ăn Việt Chàng rể người Mỹ gây chú ý trên mạng xã hội nhờ những video nấu món ăn Việt như cải chua xào thịt heo quay, phở, cá kho… một cách thuần thục.

Trong căn bếp nhỏ tại thành phố Seattle (Mỹ), Sean Ventrella, kỹ sư phần mềm sinh năm 1991, cẩn thận gắp từng miếng cải chua đã lên men khoảng một tuần ra khỏi hũ. Anh cho cải chua, hành lá và thịt heo quay vào chảo, nêm nếm gia vị rồi đảo đều tay để hoàn thành món cải chua xào thịt heo quay.

Hình ảnh ấy có thể lạ lẫm với nhiều người, nhưng với Sean, nấu món Việt đã trở thành một phần trong nhịp sống hàng ngày. Đó cũng là cách anh gìn giữ văn hóa Việt trong tổ ấm nhỏ của mình.

“Điều khiến tôi bất ngờ là dưa cải không phải kiểu ngâm thông thường mà là lên men. Tôi thấy rất thú vị vì trước đó chưa từng làm món gì cần lên men cả”, Sean chia sẻ với Tri Thức – Znews.

Các video ghi lại quá trình Sean nấu món ăn Việt thu hút hàng triệu lượt xem và yêu thích trên mạng xã hội. Dưới phần bình luận, nhiều người không tiếc lời khen, đùa rằng anh “khác người Việt mỗi giao diện”.

Tự học nấu món Việt

Niềm yêu thích món Việt của Sean bắt đầu từ năm 2017, khi anh gặp Jackie Khanh Doan – cô gái sinh năm 1992 sau này là vợ anh, định cư tại Mỹ từ năm 2008. Những buổi hẹn hò đầu tiên của họ luôn xoay quanh ẩm thực Việt: phở, bún bò, bánh xèo, bún chả… Hương vị đặc trưng, sự cầu kỳ trong cách nấu, cùng những loại rau tươi ăn kèm khiến chàng kỹ sư Mỹ bị cuốn hút.

Sean mê món Việt đến mức gần như tối nào, anh cũng ăn cơm cùng gia đình Doan. Món cơm chiên cá mặn mẹ của nửa kia nấu để lại ấn tượng sâu sắc trong anh.

“Tôi không thể ngừng ăn. Miếng cá mặn khiến món cơm chiên trở nên hấp dẫn lạ thường”, anh kể.

Dù không nói chuyện được nhiều, Sean và mẹ của Doan vẫn có thể hiểu nhau qua những bữa cơm. Từ đó, anh nhận ra rằng bữa ăn trong văn hóa Việt không chỉ để no bụng, mà còn là dịp để kết nối và bày tỏ tình cảm.

Vài tháng sau, Sean bắt đầu học nấu các món Việt. Món đầu tiên là phở đuôi bò, sau đó là cá kho, bún bò, bánh xèo… Có món anh học qua sách dạy nấu ăn, có món lại học từ video của những người bán hàng rong ở Việt Nam.

Bài viết liên quan  3 lý do khiến căn bệnh uпg thư vú ‘soán ngôi’ uпg thư gan, phổi tại Việt Nam

Sean tự mò đọc sách, xem video hướng dẫn nấu ăn rồi tự tay chế biến.

May mắn là tại nơi sinh sống có nhiều cửa hàng châu Á, Sean dễ dàng tìm được nguyên liệu phù hợp. Những lúc không có đúng loại thịt hay hải sản, anh tìm cách thay thế bằng nguyên liệu tương đương.

Không phải lúc nào mọi thứ cũng suôn sẻ. Sean kể rằng anh từng nhiều lần thất bại khi tráng bánh xèo như dễ bị rách, dính chảo hoặc nhồi quá nhiều nhân. Việc thắng nước màu để kho cá cũng là một thử thách lớn vì dễ cháy khét.

“Mỗi lần thất bại, tôi lại ghi chú lại, điều chỉnh cho lần sau. Vợ tôi lúc nào cũng nhẹ nhàng. Thật ra tôi là người khó tính với bản thân hơn, còn cô ấy luôn khuyến khích và sẵn sàng giúp tôi học từ sai lầm”, anh tiết lộ.

Giữ gìn văn hóa Việt

Năm 2018, Sean và Khanh Doan kết hôn. Gia đình anh lần lượt chào đón hai cậu con trai là Oliver (sinh năm 2020) và Henry (sinh năm 2023). Sự ra đời của các con khiến Sean có thêm lý do để gắn bó với ẩm thực Việt.

“Việc dạy tiếng Việt cho con ở Mỹ vốn đã rất khó, nên tôi chọn nấu ăn như một cách để con cảm nhận văn hóa Việt”, kỹ sư Mỹ nói.

Từ đó, các món ăn Việt gần như xuất hiện mỗi ngày trong bếp nhà Sean. Oliver đặc biệt thích phở, còn cậu út Henry thì ăn rất đa dạng.

Với Sean, việc nấu ăn giúp anh hiểu vợ hơn, bởi mỗi món ăn quen thuộc đều gợi lại ký ức tuổi thơ về TP.HCM, khiến cô mở lòng và chia sẻ nhiều hơn với anh.

Sean và vợ đã có 2 người con và thỉnh thoảng về Việt Nam chơi.

Gia đình Sean không chỉ ăn món Việt, mà còn sống trong tinh thần Việt. Mỗi dịp Tết, họ đều tự tay bày biện mâm cỗ, lì xì, chơi bầu cua, mặc áo dài và dạy các con hát tiếng Việt. Buổi tối, anh cho con xem truyện cổ tích Việt Nam trước giờ đi ngủ, cố gắng tạo ra thật nhiều cơ hội để các bé tiếp xúc với nguồn cội.

Sean từng thử học tiếng Việt trong nhiều năm, nhưng anh thừa nhận kết quả chưa như mong đợi. Khó khăn lớn nhất với anh là việc nghe và phân biệt các dấu khi nhiều từ nghe rất giống nhau khiến anh dễ nhầm lẫn.

Tuy vậy, từ khi bắt đầu xây dựng kênh nấu ăn và nhận được nhiều bình luận tiếng Việt, Sean lại có thêm động lực để học. Mỗi phản hồi đều là một cách để anh hiểu thêm về ngôn ngữ và văn hóa của gia đình bên vợ.

Bài viết liên quan  4 tuổi liên tiếp trúng lộc trời, phát tài rực rỡ 2025–2030

Năm 2023, gia đình Sean lần đầu về thăm Việt Nam. Anh ấn tượng với đường phố, lối sống và nét văn hóa đặc trưng nơi đây. Mùa thu năm nay, cả gia đình dự tính trở lại Việt Nam trong một tháng.

“Chúng tôi rất háo hức. Muốn đưa các con gặp họ hàng và khám phá thêm nhiều vùng đất mới”, Sean nói.

Trong tương lai, Sean và vợ mong muốn đưa các con về Việt Nam mỗi năm, tranh thủ kỳ nghỉ hè để các bé hiểu hơn về quê hương của gia đình bên ngoại.

Cô gái Việt lần đầu gội đầu ở Thái Lan: Khen nức nở rồi tá hỏa khi biết giá

Lần đầu trải nghiệm dịch vụ gội đầu ở Thái Lan, nữ du khách vô cùng hào hứng và hài lòng vì mái tóc bồng bềnh, suôn mượt sau khi được chăm sóc.

Song, cô lập tức “quay xe” khi biết giá của dịch vụ này.

Đoạn clip hài hước ghi lại khoảnh khắc một cô gái Việt trải nghiệm gội đầu tại Thái Lan thu hút hơn 2,8 triệu lượt xem trên TikTok. Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí , nhân vật chính trong đoạn clip này là Tú Quyên – người được biết đến trên mạng xã hội với biệt danh Cô béo Kiên Giang.

Tú Quyên cho biết bản thân lần đầu trải nghiệm dịch vụ gội đầu ở Thái Lan trong chuyến du lịch đến Bangkok hồi cuối năm 2024. Sau khi tham quan, ăn uống ở một số điểm, cô ghé vào một tiệm làm tóc nhỏ để gội đầu.

Khi được nhân viên gội, sấy tận tình, Tú Quyên hết lời khen ngợi và bày tỏ sự hài lòng về mái tóc óng mượt sau khi được chăm sóc.

Gội đầu ở Thái Lan, cô gái Việt tá hỏa vì giá “chát” (Video: Emie Story).

Cô còn nói với nhân viên một cách chắc nịch rằng: “I will come back” (tạm dịch: Tôi sẽ quay lại). Tuy nhiên, khi được biết giá gội đầu là 304.000 đồng, cô sửng sốt và “muốn đòi lại tiền”.

Nữ du khách cho rằng giá gội đầu quá đắt so với ở Việt Nam. Sau cùng, cô khẳng định sẽ “không gội đầu cho đến khi về nước”.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí , Tú Quyên cho biết: “Tiệm làm tóc đó nằm trong khu dân cư đông đúc, bề ngoài trong có vẻ bình dân nên tôi nghĩ dịch vụ, giá cả ở tiệm cũng sẽ không khác ở Việt Nam. Ai ngờ gội đầu xong mới biết giá hơn 300.000 đồng. Lúc đó tôi chỉ biết cười trừ”, cô kể lại.

Cô nói thêm, dịch vụ gội đầu mà cô trải nghiệm chỉ là gội sạch thông thường, cả quá trình chưa đầy 30 phút và không có thêm dịch vụ gì đặc biệt. Nữ du khách cũng thừa nhận bản thân đã không hỏi kỹ giá trước khi dùng dịch vụ.

Bài viết liên quan  Diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ người dân nên biết

“Dịch vụ tương tự ở Việt Nam chỉ khoảng 40.000-50.000 đồng, vậy nên tôi hơi bất ngờ khi nghe giá. Chắc tiệm cũng có niêm yết bảng giá, chỉ tại tôi không nhìn kỹ và cũng không hỏi”, cô nói.

Tú Quyên thường xuyên du lịch Thái Lan (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Dù bị “hớ” vì không hỏi giá trước, Tú Quyên vẫn xem đó là một trải nghiệm đáng nhớ và vui vẻ chia sẻ lên TikTok. Dưới bài đăng của Tú Quyên, nhiều dân mạng đã để lại bình luận đồng cảm.

Không ít người cho biết họ cũng từng trải nghiệm dịch vụ tương tự tại Bangkok và có cảm giác “đau ví” không kém khi nhận hóa đơn. Một số bình luận hài hước cho rằng “gội xong thấy tóc đẹp nhưng tim yếu”, trong khi nhiều người khác khuyên nên hỏi giá trước để tránh “vỡ mộng du lịch”.

Bên cạnh đó, có người cho rằng gội đầu với giá 300.000 đồng ở đất nước này là giá “quen thuộc” chứ không phải do “chặt chém”, bởi giá các dịch vụ liên quan đến làm đẹp tại Thái Lan luôn khá cao.

Tú Quyên nói thêm, ngoài tình huống “dở khóc dở cười” nói trên, cô vẫn giữ ấn tượng tốt với du lịch Thái Lan. Cô thường xuyên đến đất nước này, chủ yếu là Bangkok và đặc biệt yêu thích các dịch vụ mát xa truyền thống ở đây.

“Mát xa chân ở Thái Lan là đặc sản, giá chỉ khoảng 150.000 đồng cho một tiếng. Họ làm rất chuyên nghiệp, không gian lại dễ chịu nữa”, cô nhận xét.

Trong chuyến đi, Tú Quyên cũng dành nhiều thời gian khám phá ẩm thực, các trung tâm thương mại lớn, chùa chiền, khu ẩm thực đường phố. Cô nhận xét các trung tâm thương mại ở đây rộng, đẹp, có hàng hóa chất lượng.

Tú Quyên cho rằng Thái Lan là đất nước làm du lịch tốt, vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc

Bên cạnh đó, cô cũng dành lời khen cho ẩm thực Thái Lan: “Ẩm thực đường phố ở Thái Lan đa dạng, giá cả lại phải chăng mà món nào cũng hấp dẫn”.

Với Tú Quyên, Thái Lan là quốc gia vừa hiện đại vừa gìn giữ được bản sắc truyền thống. Nữ du khách cũng cho biết cô yêu thích và thường xuyên đến Thái Lan vì du lịch nước này “chuyên nghiệp, thân thiện, không chặt chém”.

“Ai cũng lịch sự với khách, từ người lớn đến trẻ con. Ở chợ hay hội chợ cũng thấy giá cả rõ ràng, rất yên tâm”, cô nói thêm.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/chang-re-my-muoi-dua-chua-nau-bun-bo-nhu-nguoi-viet-hut-trieu-view-20250715i7487074/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzE1fDEyOjM5OjQ4