
Sự cố đứt cáp cầu treo xảy ra tại bản Pa Xa, xã Thanh Yên, tỉnh Điện Biên khiến 1 ô tô chở 3 người rơi xuống sông
Vụ việc xảy ra vào khoảng 8h20 sáng nay (22/7). Vào thời điểm trên, cầu treo bị đứt cáp khiến ô tô con chở 3 người rơi xuống sông.
Vụ đứt cáp cầu treo khiến 1 ô tô chở 3 người rơi xuống sông. Ảnh: XĐ
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Yên cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền xã đã nhanh chóng huy động các lực lượng ứng trực có mặt tại hiện trường để ứng cứu, đồng thời sơ cứu, chăm sóc y tế cho các nạn nhân.
“Các nạn nhân đều được ứng cứu kịp thời và được chăm sóc y tế”, lãnh đạo xã Thanh Yên cho biết.
Theo ông Tuấn, hiện tại, lực lượng chức năng đã rào chắn khu vực cầu, kiểm tra và đánh giá hiện trạng cây cầu, báo cáo tình hình lên cấp tỉnh để có hướng xử lý phù hợp. Đồng thời, phân luồng giao thông, hướng dẫn các phương tiện lưu thông qua cây cầu sắt phía dưới nhằm đảm bảo an toàn.
Hiện tại, nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
NGuồn : https://vietnamnet.vn/cau-treo-dut-cap-o-to-cho-3-nguoi-roi-thang-xuong-song-2424407.html
Xem thêm :
Huy động toàn lực lượng phòng chống bão lũ
Để ứng phó hiệu quả bão số 3, bảo đảm an toàn cho người dân, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản, công điện, yêu cầu toàn hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt.
Bão WIPHA (bão số 3) là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm.
Ngay khi có các bản tin áp thấp nhiệt đới, cảnh báo thời tiết, thiên tai bất lợi và các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố, UBND các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao như: vận hành trạm bơm tiêu thoát nước đệm, triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước hồ chứa thủy lợi; rà soát dừng thi công các công trình có nguy cơ ảnh hưởng của bão, đặc biệt là thực hiện nghiêm công tác cấp phép thi công các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi theo quy định; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu, các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, sạt lở đất…
Mặc dù chính quyền địa phương 2 cấp vừa chính thức đi vào hoạt động và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã từ ngày 1/7/2025, UBND các xã, phường đã chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó bão, bao gồm chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để xử lý tình huống khẩn cấp; tuyên truyền và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh bão, ứng trực, tổ chức, sẵn sàng ứng phó khẩn cấp.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, để chủ động ứng phó với bão số 3 và nguy cơ mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đề nghị UBND các phường, xã và các sở, ban, ngành khẩn trương thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ được phân công với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
UBND các xã, phường, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau: Tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; theo dõi sát tình hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó theo phương châm “Bốn tại chỗ”; khắc phục hậu quả và ảnh hưởng sau thiên tai; thực hiện công tác báo cáo diễn biến thiên tai, sự cố, thiệt hại và công tác ứng phó, khắc phục. Ngoài ra, rà soát, cập nhật, hoàn thiện và triển khai hiệu quả phương án ứng phó thiên tai, kế hoạch phòng, chống thiên tai theo phân cấp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã giao Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và các địa phương, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng chống sạt lở. UBND các địa phương có rừng được yêu cầu chủ động rà soát các điểm đồi núi, ven sông suối, khu vực có độ dốc cao dễ xảy ra lũ quét, sạt lở khi có mưa lớn; có phương án sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản; thông tin kịp thời về các dấu hiệu lũ quét, sạt lở đất rừng phải được gửi về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp, chỉ đạo xử lý.
Song song, lực lượng kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền cấp xã, trưởng thôn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác cao độ, đặc biệt tại các khu vực đồi gò, dân cư ven rừng. Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng cũng được nhắc nhở thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động thông báo hiện tượng bất thường như vết nứt đất, sụt trượt…
Sở Y tế Hà Nội cũng đã gửi công văn hoả tốc yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến cơn bão số 3 trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ động đối phó kịp thời với mọi diễn biến của mưa, bão, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh, cán bộ y tế, thuốc, vật tư và trang thiết bị. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt là đáp ứng nhiệm vụ trực ban, trực cấp cứu 24/24h, sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, bão. Các đội cấp cứu cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh./.
Nguồn : http://baokiemtoan.vn/huy-dong-toan-luc-luong-phong-chong-bao-lu-41797.html