Các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe bạn nên biết

Các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe bạn nên biết
Các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe bạn nên biết

Dầu ăn có nguồn gốc thực vật không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

Chuyên gia khuyến cáo người dân nên ưu tiên lựa chọn các loại dầu ăn thực vật giàu acid béo không bão hòa…

Ảnh minh họa.

Những loại dầu ăn được xem là nguồn cung cấp chất béo tuyệt vời cho sức khỏe

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Nguyệt, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam , chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm.

Theo đó, có 5 loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe. Trong đó, dầu bơ được biết đến với điểm bốc khói cao, rất tốt để nấu ăn ở nhiệt độ cao, như trong các món chiên. Tương tự như dầu oliu, dầu quả bơ có thành phần acid oleic cao, nhờ đó trở thành nguồn chất béo lành mạnh.

“Trong một nghiên cứu, lượng dầu bơ ăn vào có liên quan đến việc giảm mức chất béo và cholesterol “xấu” – LDL. Mức độ cao trong máu của LDL có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bạn nên sử dụng dầu bơ để chiên áp chảo, chiên ngập dầu, quay và nướng bánh, cũng như các món lạnh với sốt salad và sốt mayonnaise tự làm”, bác sĩ Nguyệt cho hay.

Dầu hướng dương chứa chất béo không bão hòa nên được coi là dầu ăn lành mạnh. Tuy nhiên, chất béo không bão hòa trong dầu hướng dương chủ yếu là acid béo omega-6 có thể gây ra một số lo ngại về sức khỏe.

Về mặt tích cực, dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic cao, hàm lượng omega-6 thấp hơn so với một số loại dầu ăn khác. Sự kết hợp này làm cho dầu hướng dương trở thành một lựa chọn lành mạnh có thể được sử dụng khi chiên và xào, hoặc thay thế bơ khi nướng bánh.

Dầu mè là một nguồn chất chống oxy hóa và những hợp chất bảo vệ sức khỏe tế bào. Loại dầu này cũng có đặc tính chống viêm có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tim mạch, như xơ vữa động mạch. Thậm chí còn có nghiên cứu cho thấy dầu mè có thể làm giảm bớt sự khó chịu liên quan đến viêm xương khớp.

Dầu mè có hương vị nồng đậm đặc trưng, vì vậy ít được sử dụng hơn trong nấu ăn và nướng bánh. Bạn cũng có thể sử dụng dầu mè khi ướp thực phẩm hoặc pha chế nước chấm.

Dầu oliu nguyên chất là một lựa chọn tốt cho tim mạch, vì chứa chất béo không bão hòa và giàu vitamin E. Loại chất béo chính trong dầu oliu là acid oleic – một chất béo không bão hòa đơn, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng kháng insulin và chức năng chống viêm. Ngoài ra, vitamin E trong dầu oliu là chất chống oxy hóa mạnh mẽ và được chứng minh là có hiệu quả chống lại nhiều nguy cơ gây bệnh.

Bài viết liên quan  Mướp cực tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn cùng 3 loại thực phẩm này

Dầu oliu rất đa năng, có vị trí trong các công thức nấu ăn nóng và lạnh cũng như các món nướng. Sử dụng dầu oliu để làm nước sốt salad, hoặc các món xào trên lửa vừa, hoặc như một lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho bơ trong các món nướng.

Dầu đậu phộng giàu acid oleic, một chất béo không bão hòa đơn nên được coi là loại dầu ăn tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ chức năng chống viêm. Cùng với đó, dầu đậu phộng còn là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, mang lại đặc tính chống oxy hóa hiệu quả.

Tuy nhiên, dầu đậu phộng cũng chứa acid béo omega-6 có thể gây viêm. Tiêu thụ quá nhiều omega-6 trong khi thiếu omega-3 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế nguồn chất béo omega-6 ở mức vừa phải.

Khuyến cáo lựa chọn dầu ăn phù hợp

Video đang HOT

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Nguyệt, việc lựa chọn đúng loại dầu thực vật, với hàm lượng acid béo có lợi và phù hợp với phương pháp chế biến, sẽ giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của bữa ăn, hỗ trợ cơ thể phòng ngừa hiệu quả nhiều căn bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh tim mạch và rối loạn lipid máu.

Một điểm nổi bật của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ hiện nay ở người Việt là sự chiếm ưu thế của các loại chất béo thực vật, trong đó phần lớn là dầu ăn. Năm 2020, thống kê của Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc cho thấy, người Việt tiêu thụ chất béo thực vật đạt 22,1gam/người/ngày, so với tổng lượng chất béo là 45,5gam/người/ngày.

Tỷ lệ chất béo thực vật trên tổng lượng chất béo đạt mức trung bình hơn 48%, trên mức khuyến nghị là không nên dưới 40%. Điều này cho thấy sự dịch chuyển rõ rệt từ các nguồn chất béo truyền thống như mỡ động vật sang các nguồn chất béo đến từ thực vật.

Tuy nhiên, trước thực trạng nhiều cơ sở sản xuất dầu ăn thực vật bị phanh phui sản xuất hàng giả, không đạt chất lượng, nhiều người dân có xu hướng quay trở lại sử dụng mỡ động vật tự chế (như mỡ lợn) thay cho các loại dầu thực vật công nghiệp.

Bác sĩ Nguyệt khuyến cáo, việc quay lại sử dụng mỡ động vật tự chế có thể làm tăng tỷ lệ acid béo no vượt quá khuyến nghị, hoặc nếu người dân không có đủ kiến thức để lựa chọn và sử dụng dầu mỡ hợp lý, thì những lợi ích tiềm năng có thể bị suy giảm và lại tạo ra những rủi ro sức khỏe mới.

Tác động của dầu ăn với sức khỏe phụ thuộc chủ yếu vào loại acid béo mà dầu cung cấp – cụ thể là tỷ lệ giữa acid béo bão hòa và không bão hòa.

Do đó, nếu tiếp tục lựa chọn sử dụng thực vật, mọi người phải chú trọng đến các yếu tố quan trọng dưới đây: Ưu tiên các loại dầu ăn thực vật giàu acid béo không bão hòa, hạn chế sử dụng các loại dầu có hàm lượng acid béo bão hòa cao;lựa chọn dầu ăn phù hợp với mục đích sử dụng trong nấu ăn; ưu tiên sử dụng dầu ít tinh chế và giữ nguyên hoạt chất sinh học; bảo quản và sử dụng dầu ăn đúng cách để bảo đảm chất lượng;

Bài viết liên quan  Sáng dậy đừng ăn phở, xôi hay mì tôm, đây mới là đồ ăn sáng ngon rẻ, lại bổ chẳng kém nhân sâm

Khi mua dầu thực vật, người tiêu dùng cần chú ý đến thành phần dinh dưỡng được in trên nhãn, đặc biệt là tỷ lệ giữa các loại acid béo. Dầu ăn tốt cho sức khỏe nên có tỷ lệ acid béo không bão hòa cao (trên 70%), không chứa chất béo chuyển hóa (0% trans fat) và có ghi rõ nguồn gốc nguyên liệu. Một số sản phẩm cao cấp còn có thêm chứng nhận hữu cơ (Organic), chứng nhận HACCP hoặc ISO, chứng tỏ quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

THIÊN LAM

Muốn làm sạch mạch máu, ngăn cholesterol cao sau Tết: Đây là 3 loại dầu ăn chị em nên ‘kết thân’ từ bây giờ

Đừng ăn mỡ lợn hay tùy tiện dùng bất cứ loại dầu thực vật nào, chọn đúng loại để ăn sẽ giúp làm sạch mạch máu, ngăn cholesterol cao hiệu quả.

3 loại dầu ăn có tác dụng làm sạch mạch máu, ngăn cholesterol

Sau Tết, hẳn nhiều chị em lại nơm nớp nỗi lo khi đều tăng nhẹ vài cân. Chế độ ăn ngày Tết với nhiều thịt mỡ, bánh chưng, thịt đông… khiến cholesterol tăng cao hơn bình thường. Mạch máu của bạn lúc này cũng dễ bị nhiễm mỡ. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh hơn có thể hữu ích với bạn lúc này.

Sau Tết, hẳn nhiều chị em lại nơm nớp nỗi lo khi đều tăng nhẹ vài cân. (Ảnh minh họa)

Theo BS Mai Việt (Viện Dinh dưỡng quốc gia), lựa chọn loại chất béo phù hợp trong chế độ ăn hàng ngày lúc này rất quan trọng để giảm mỡ máu, giúp mạch máu trở nên sạch khỏe dần dần.

Trong một phân tích năm 2018 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Lipid, các nhà nghiên cứu phát hiện những loại dầu sau được coi là tốt nhất để giảm cholesterol:

1. Dầu hướng dương

Dầu hướng dương chứa các axit béo không no với hàm lượng cao như linoleic (axit linoleic 68%), mid-oleic (axit oleic 65%), oleic (axit oleic 82%) và axit stearic/oleic (axit oleic 72%).

Loại dầu này còn chứa hàm lượng omega-6 và omega-9 cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp tế bào, mô khỏe mạnh hơn.

Dầu hướng dương chứa các axit béo không no với hàm lượng cao. (Ảnh minh họa)

2. Dầu hạt cải

Loại dầu này chứa ít mỡ chuyển hóa, giàu axit béo omega-3 và omega-6. Do đó, dầu hạt cải được mệnh danh là loại dầu giảm cholesterol thuộc hàng top trong chế biến, nấu nướng các món chiên xào.

3. Dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh có hàm lượng omega-3 cao, có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu đều cho thấy, dùng hạt lanh hàng ngày giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL hay còn gọi là cholesterol “xấu”.

Tóm lại, cho dù hiện tại bạn đang phải vật lộn với tình trạng cholesterol cao hay phát hiện mình đã mắc bệnh, việc lựa chọn dầu ăn hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt.

Nên là, thay vì dùng bơ hay mỡ động vật để nấu nướng vào thời điểm này, hãy thay bằng dầu hạt cải, dầu hướng dương… Bạn sẽ cảm nhận thấy rõ sự thay đổi về lượng cholesterol trong cơ thể. Đây là một trong những bí quyết giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau Tết.

Bài viết liên quan  TP.HCM: 488 thí sinh đạt điểm 10 môn Ngoại ngữ trong kỳ thi vào lớp 10

BS Vũ Đại Dương đặc biệt nhấn mạnh, chị em nên thay đổi thói quen lành mạnh để mạch máu sạch, nội tạng khỏe hơn, ngăn cholesterol cao. Trong đó nên tránh những thực phẩm giàu cholesterol.

Dầu hạt lanh có hàm lượng omega-3 cao, có khả năng chống viêm mạnh mẽ. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm giàu cholesterol bạn nên tránh

1. Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên – chẳng hạn như thịt chiên giòn và phô mai que – có hàm lượng cholesterol cao, nên tránh ăn dù ở hoàn cảnh nào.

Bởi lẽ, chúng chứa nhiều calo, có thể chứa chất béo chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và có hại cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách.

Thêm vào đó, tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên rán có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và tiểu đường.

2. Thức ăn nhanh

Tiêu thụ thức ăn nhanh là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, tiểu đường và béo phì.

Những người thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh có xu hướng có lượng cholesterol cao hơn, nhiều mỡ bụng hơn, mức độ viêm nhiễm cao hơn và việc điều chỉnh lượng đường trong máu bị suy giảm.

Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và tự nấu ăn tại nhà nhiều hơn sẽ giúp bạn giảm trọng lượng cơ thể, ít tiêu thụ chất béo xấu, từ đó giúp giảm cholesterol hiệu quả.

Tiêu thụ thức ăn nhanh là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, tiểu đường và béo phì. (Ảnh minh họa)

3. Thịt đã qua chế biến

Các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói và lạp xưởng… là những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao nên được hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày.

Tiêu thụ nhiều thịt chế biến có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư như ung thư ruột kết.

Một cuộc đánh giá lớn trên 614.000 người tham gia phát hiện ra rằng mỗi khẩu phần 50g thịt chế biến bổ sung mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tim cao hơn 42%. Đây càng là lý do chính đáng để bạn hạn chế ăn nếu không muốn cholesterol cao, chứng mỡ máu ngày càng nặng.

4. Đồ tráng miệng

Bánh quy, bánh ngọt, kem, nhiều loại đồ tráng miệng ngọt ngào khác là những thực phẩm không lành mạnh có xu hướng chứa nhiều cholesterol, cũng như thêm đường, chất béo không lành mạnh và siêu giàu calo.

Thường xuyên ăn những thực phẩm này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và dẫn đến tăng cân theo thời gian.

Nghiên cứu đăng tải trên Health chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn nhiều đường với bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim, suy giảm nhận thức và một số bệnh ung thư.

Thêm vào đó, những thực phẩm này thường không có các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, protein và chất béo lành mạnh mà cơ thể bạn cần.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/cac-loai-dau-thuc-vat-tot-cho-suc-khoe-ban-nen-biet-20250701i7476313/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzAxfDA2OjQ5OjQ0