Bé gái 2 tuổi thiếu máu trầm trọng vì uống quá nhiều sữa tươi mỗi ngày

Bé gái 2 tuổi thiếu máu trầm trọng vì uống quá nhiều sữa tươi mỗi ngày
Bé gái 2 tuổi thiếu máu trầm trọng vì uống quá nhiều sữa tươi mỗi ngày

Hình ảnh lòng bàn tay nhợt nhạt của bé gái 2 tuổi vừa được bác sĩ chia sẻ đã khiến nhiều phụ huynh không khỏi giật mình. Nguyên nhân lại đến từ một thói quen tưởng chừng vô hại: cho con uống quá nhiều sữa tươi.

Uống sữa thay ăn: Vòng xoáy gây hại

Bác sĩ CKI Nguyễn Thanh Sang (Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố) mới đây đã chia sẻ một trường hợp khiến nhiều người xót xa. Một bé gái 2 tuổi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Theo bác sĩ, bé có thói quen uống từ 2.000 đến 2.500ml sữa tươi mỗi ngày – con số vượt xa nhu cầu dinh dưỡng bình thường của trẻ.

Lý do dẫn đến tình trạng này bắt đầu từ hoàn cảnh gia đình. Mẹ bận việc, thường xuyên mua cơm ngoài cho cả nhà, còn bé thì ở nhà với bà ngoại. Mỗi khi bé thức dậy hoặc đói, bà ngoại đều đưa sữa cho uống thay vì chuẩn bị bữa ăn. Dù bà nội từng nhiều lần cảnh báo rằng bé có vẻ xanh xao, không được hồng hào, nhưng lời khuyên bị phớt lờ. Đến khi bố bé đi công tác xa trở về, thấy con quá yếu, anh lập tức đưa con vào TP.HCM cấp cứu.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số Hemoglobin (HGB) của bé chỉ còn 1/3 so với mức bình thường của trẻ cùng độ tuổi. Bé được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt – một tình trạng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Bài viết liên quan  Trên đường đến sân bay công tác, giám đốc đưa chìa khóa căn biệt thự của mình cho một người ăn xin ướt sũng cùng với một đứa trẻ nhỏ.1 tháng sau, ông trở lại thì vào căn biệt thự thì ng;ã ng;ửa…

Vì sao uống nhiều sữa tươi lại thiếu sắt?

Sữa tươi vốn được nhiều phụ huynh xem là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Sang, có 3 lý do khiến việc tiêu thụ quá nhiều sữa tươi có thể gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ:

Ảnh minh họa 

Thứ nhất, sữa tươi chứa lượng canxi và phospho cao gấp nhiều lần so với sữa mẹ. Đây là những chất cản trở quá trình hấp thụ sắt trong ruột non – nơi sắt từ thực phẩm được chuyển hóa vào cơ thể.

Thứ hai, sữa tươi chứa đến 80% protein casein, trong khi tỷ lệ này ở sữa mẹ chỉ khoảng 40%. Chất casein cũng là một trong những “rào cản” khiến sắt không được hấp thu hiệu quả.

Thứ ba, bản thân sữa tươi (cũng như sữa mẹ) đều rất ít sắt. Tuy nhiên, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu vẫn không bị thiếu sắt là nhờ vào lượng sắt dự trữ từ khi còn trong bụng mẹ. Nhưng từ sau 6 tháng tuổi, đặc biệt sau 1 tuổi, trẻ bắt buộc cần được ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, trong đó có các thực phẩm giàu sắt.

Ngoài ra, một sai lầm thường gặp là cha mẹ thấy con biếng ăn nên tăng cường sữa với mong muốn con vẫn đủ chất. Thực tế, khi trẻ được cho uống sữa trước bữa ăn, cảm giác no bụng sẽ khiến trẻ không còn hứng thú với thực phẩm khác, dẫn đến tình trạng “càng biếng ăn, càng uống sữa” – một vòng xoáy nguy hiểm.

Bài viết liên quan  Người phụ nữ đi trên dây điện cao hơn 10m, phải cắt điện khẩn

Nhóm trẻ có nguy cơ cao thiếu sắt

Không chỉ những trẻ uống nhiều sữa, một số nhóm trẻ cũng đặc biệt dễ thiếu sắt:

Trẻ bú mẹ hoàn toàn sau 6 tháng tuổi nhưng không được ăn dặm đúng cách, thiếu đa dạng thực phẩm giàu sắt.

 

Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân (dưới 2.500g) vì dự trữ sắt ban đầu thấp.

 

Trẻ có mẹ từng bị thiếu máu khi mang thai.

 

Ngược lại, trẻ uống sữa công thức thường ít bị thiếu sắt hơn do sản phẩm đã được bổ sung hàm lượng sắt cần thiết.

 

Khi nào nên bổ sung sắt và cần lưu ý gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo có thể bắt đầu bổ sung sắt cho trẻ từ tháng thứ 4 nếu chế độ ăn không đủ sắt. Liều thông thường là 1mg/kg/ngày. Thời điểm lý tưởng để uống sắt là khi đói, trước hoặc sau bữa ăn 30–60 phút. Có thể dùng kèm vitamin C để tăng khả năng hấp thu.

Ảnh minh họa 

Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý: Tuyệt đối không bổ sung sắt cho trẻ khi đang sốt hoặc bị nhiễm trùng, vì sắt có thể trở thành “thức ăn”

Theo Phụ Nữ Số 

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/doc-bao-gium-ban/be-gai-2-tuoi-thieu-mau-tram-trong-vi-uong-qua-nhieu-sua-tuoi-moi-ngay