Book Smarts và Street Smarts: Hai yếu tố cha mẹ cần hiểu rõ khi dạy con

Book Smarts và Street Smarts: Hai yếu tố cha mẹ cần hiểu rõ khi dạy con
Book Smarts và Street Smarts: Hai yếu tố cha mẹ cần hiểu rõ khi dạy con

Giỏi sách vở chưa chắc thành công

Trong xã hội hiện đại, không ít bậc cha mẹ tin rằng việc cho con học thật nhiều môn từ nhỏ sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công trong tương lai. Họ cho con học ngoại ngữ, đàn hát, bơi lội, cờ vua… với mong muốn con trở thành một người “tinh hoa” của xã hội. Tuy nhiên, theo nhận định từ nhiều chuyên gia, cách nuôi dạy này thực chất là một dạng “ảo tưởng”, bởi thành công không đến từ học vấn đơn thuần.

Ảnh minh họa 

Theo các chuyên gia giáo dục, có hai dạng trí thông minh chính: “Book Smarts” (sự giỏi giang về học thuật) và “Street Smarts” (sự lanh lợi, nhạy bén ngoài đời). Người có Book Smarts thường học tốt, đọc nhiều sách, giành thành tích cao trong học tập. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể thích nghi tốt với các tình huống thực tế ngoài xã hội. Khi không có một “đề bài” cụ thể như trong môi trường học đường, họ có thể bối rối, thiếu linh hoạt và khó tạo dựng thành công từ con số 0.

Street Smarts: Sự thông minh đến từ thực tiễn

Trái lại, những người sở hữu Street Smarts lại thường không giỏi lý thuyết nhưng rất nhanh nhạy với cuộc sống. Họ biết xoay xở trong hoàn cảnh khó khăn, biết tính toán, ứng biến và có khả năng sinh tồn tốt. Nhiều người trong số họ tay trắng lập nghiệp, tự tạo nên sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, nếu chỉ có Street Smarts mà thiếu nền tảng tri thức, họ lại dễ chững lại khi muốn tiến xa hơn. Tư duy chiến lược, quản trị lớn hoặc ra quyết định dài hạn là điều mà chỉ kinh nghiệm thực tế không thể bù đắp.

Bài viết liên quan  Hỏng thận ở tuổi 30: Cơ thể gửi tín hiệu cảnh báo, nhiều người Việt vẫn làm ngơ

Ảnh minh họa 

Một người chỉ có Street Smarts thường kiếm được tiền nhưng khó “lớn” vì thiếu chiều sâu. Họ ngại rủi ro, sợ mất vốn, không dám mở rộng hoặc hợp tác làm ăn vì thiếu nền tảng lý luận, dẫn đến tầm nhìn và mối quan hệ hạn chế.

Thành công thật sự đến từ sự kết hợp giữa hai loại trí thông minh

Theo các chuyên gia, chỉ khi một người sở hữu cả Book Smarts lẫn Street Smarts, họ mới thật sự có cơ hội vươn tới thành công bền vững. Điển hình là thế hệ du học sinh Ba Lan từng học tại các nước Đông Âu. Khi biến động chính trị xảy ra, họ buộc phải vừa học vừa mưu sinh bằng việc buôn bán nhỏ lẻ. Nhờ nền tảng học thuật vững chắc, cùng với trải nghiệm thực tế trên thương trường, họ không chỉ học tiếp đến trình độ tiến sĩ mà còn trở thành những doanh nhân thành đạt, dù ở lại nước sở tại hay trở về quê hương.

Ảnh minh họa 

Câu chuyện này cho thấy rõ, chính việc được thử lửa với đời thực đã tạo nên lớp người thành công toàn diện, biết kết hợp lý thuyết với thực tiễn, giỏi tính toán chiến lược nhưng không xa rời cuộc sống.

Bài học cho cha mẹ thời hiện đại

Hiện nay, không ít cha mẹ vẫn đi theo lối mòn, dốc toàn lực ép con học mọi thứ, hy vọng sẽ “nặn” ra một thần đồng, một người thành đạt trong tương lai. Nhưng họ lại bỏ qua việc rèn luyện kỹ năng sống, khả năng xử lý tình huống, tinh thần dám làm và chịu trách nhiệm cho con. Điều này dễ khiến con trẻ rơi vào trạng thái “giỏi lý thuyết nhưng kém thực hành”, dẫn đến hụt hơi khi bước vào cuộc đời thật.

Bài viết liên quan  K;inh k;hungkhiep: 300 bộ h;;ài c;;ốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước ở Hà Nội

Ảnh minh họa 

Các chuyên gia giáo dục khuyến nghị rằng, thay vì chỉ quan tâm đến điểm số hay thành tích, phụ huynh nên tạo điều kiện để con trải nghiệm nhiều hơn với cuộc sống. Hãy để con được tiếp xúc với công việc, với người lao động, với những tình huống phải ra quyết định thật sự. Chính từ những va vấp ấy, con mới học được sự gan lì, tinh thần cầu tiến và tư duy linh hoạt.

Thực tế đã chứng minh, nhiều sinh viên giỏi giang với bảng điểm đẹp lại không có thành tựu nổi bật sau khi ra trường. Lý do không phải vì họ thiếu năng lực, mà vì họ thiếu trải nghiệm đời thực, thiếu sự dấn thân. Đó là điều mà trường lớp và sách vở không thể dạy được.

Cần thay đổi cách tiếp cận giáo dục trong gia đình

Ở nhiều nền văn hóa như người Do Thái hay Hoa Kiều, con cái từ nhỏ đã được tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Từ cấp 2, các em đã biết đứng bán hàng, thu chi, vận chuyển, giao tiếp… nhưng vẫn học văn hóa, vẫn đọc sách, nghiên cứu. Chính sự rèn luyện đồng thời giữa lý thuyết và thực tiễn đã giúp họ tạo dựng nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện.

Ngược lại, trong không ít gia đình Việt, cha mẹ quá bao bọc con, chỉ cho con học và học, chạy khắp nơi từ trung tâm này sang lớp năng khiếu khác. Nhưng những “mẻ vàng” mà họ kỳ vọng lại không xuất hiện, bởi thiếu sự tôi luyện trong đời sống thật.

Bài viết liên quan  Liên tiếp các vụ ghi s;;ai số điện trước đó, EVN nói chỉ là “s;;ai sót cá nhân”

Lời kết

Thành công không chỉ đến từ sách vở, cũng không chỉ đến từ mưu mẹo đường đời. Thành công là kết quả của một quá trình học và làm song hành, biết vận dụng tri thức và kinh nghiệm, biết khiêm tốn học hỏi và không ngừng thử thách bản thân.

Cha mẹ cần thay đổi tư duy nuôi dạy con nếu thật sự mong con trở thành một cá nhân mạnh mẽ và thành công trong thời đại đầy biến động hôm nay.

Theo Đời sống & Pháp luật 

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/phuong-phap-nuoi-day-con-cai/book-smarts-va-street-smarts-hai-yeu-to-cha-me-can-hieu-ro-khi-day-con