
Đằng sau màu xanh mướt của matcha là cuộc chạy đua căng thẳng từ nông trại Nhật Bản tới những quán trà ở Mỹ.
“Cơn sốt xanh” lan khắp mọi nơi
Tại Kettl Tea, một quán chuyên về matcha phong cách tối giản ở Los Angeles, chỉ còn 4 trong số 25 loại matcha còn hàng. Phần còn lại đều đã “cháy hàng” – không phải vì chiến lược marketing giới hạn số lượng bán mà là do nguồn cung toàn cầu của matcha đang bị gián đoạn nghiêm trọng.
Ảnh: AFP
“Một trong những điều khó khăn nhất chúng tôi phải nói với khách hàng là – đáng tiếc, chúng tôi không còn thứ họ muốn.” chủ quán Zach Mangan (40 tuổi) thừa nhận. Mangan mô tả matcha như một biểu tượng giao thoa văn hóa: màu sắc bắt mắt, mùi thơm cỏ non đặc trưng và giúp tinh thần tỉnh táo một cách rõ rệt.
“Độ phổ biến của Matcha đã tăng theo cấp số nhân trong thập kỷ qua nhưng mới đặc biệt bùng nổ trong 2-3 năm gần đây,” anh nói. Thị trường matcha toàn cầu gần như đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng một năm. “Chúng tôi thử mọi cách cũng chẳng còn gì để mua nữa.”
Đóng vai trò lớn trong cơn sốt matcha là những influencer như Andie Ella – YouTuber người Pháp với hơn 600.000 lượt theo dõi. Cô gái 23 tuổi đã ra mắt thương hiệu matcha riêng từ tháng 11/2023 với sản phẩm được sản xuất tại vùng Mie, Nhật Bản. Tại cửa hàng pop-up màu hồng ở khu Harajuku sành điệu, từng hàng dài người hâm mộ chờ được chụp ảnh cùng Ella và mua những lon matcha hương dâu hay sô-cô-la trắng. Chỉ trong vài tháng, cô đã bán ra 133.000 lon.
Khách hàng của Kettl Tea tại Los Angeles. Ảnh: AFP
“Matcha có sức hút hình ảnh rất lớn trên mạng xã hội và nhu cầu không hề giảm.” Ella nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Kettl Tea, matcha được phục vụ theo phong cách truyền thống, đánh tay với nước nóng trong bát gốm với giá từ 10 USD (khoảng 260.000 đồng) một ly. Bột matcha để dùng tại nhà có giá dao động từ 25 đến 150 USD cho 20g (khoảng 650.000 – 3,9 triệu đồng).
Nếu mức thuế nhập khẩu vào Mỹ vốn đã là 10% và bị tăng lên 24% như cảnh báo. Giá matcha có thể đội lên chóng mặt. “Chúng tôi buộc phải tăng giá. Dù rất đắn đo, nhưng không còn lựa chọn nào khác.” – chủ quán cho hay “Mặc dù vậy, khách vẫn ùn ùn tìm đến và nói với quán ‘Tôi muốn uống matcha trước khi hết hàng’.”
Khủng hoảng nguồn cung tại Nhật Bản
Lý do không nằm ở thiếu lá trà mà là quy trình phức tạp để tạo nên một mẻ matcha chuẩn vị. Những chiếc lá tencha phải được che nắng vài tuần trước khi thu hoạch, gỡ gân lá bằng cách thủ công, sấy khô và nghiền mịn bằng thiết bị chuyên dụng. Người pha chế matcha cũng cần nhiều năm rèn luyện mới có thể thực hiện đúng chuẩn quy trình.
Masahiro Okutomi tại trang trại của mình ở Sayama, Nhật Bản. Ảnh: AFP
“Nó đòi hỏi thiết bị, nhân công, đầu tư… không thể làm đại khái được” Okutomi nói “Tôi mừng vì thế giới ngày càng yêu matcha của Nhật Bản nhưng khi nó đến quá dồn dập và trong thời gian ngắn khiến chúng tôi không thể theo kịp. Tất cả dường như là một mối đe doạ.”
Okutomi tại cánh đồng trà của ông ở Sayama. Ảnh: AFP
Số lượng vườn trà tại Nhật hiện đã giảm còn 1/4 so với 20 năm trước. Việc đào tạo thế hệ mới cần thời gian và tâm huyết, điều không dễ đạt được trong một thị trường đang “cháy hàng” từng ngày.
Matcha, thứ từng là nghi lễ tinh tế trong văn hóa Nhật Bản đang trở thành biểu tượng lifestyle toàn cầu, gắn liền với thẩm mỹ mạng xã hội, thức uống healthy, và sự sang trọng kiểu mới. Nhưng đằng sau ly matcha latte xanh mướt là cả một chuỗi cung ứng đang căng mình trước áp lực chưa từng có. Và nếu không có sự đầu tư bền vững, có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ thật sự “hết sạch matcha”.
Giới trẻ đua nhau dùng phương pháp “Lọ Lem” để đối mặt với cuộc sống quá mệt mỏi
Những người trẻ kiệt sức ở Hàn Quốc và Trung Quốc đang có xu hướng mới để chống lại tình trạng mệt mỏi và phục hồi năng lượng làm việc.
Nhân viên văn phòng ở Hàn Quốc và Trung Quốc đang sử dụng phương pháp truyền tĩnh mạch (IV) để chống lại tình trạng mệt mỏi và phục hồi năng lượng làm việc.
Được gọi là liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch (IVNT), hay quen thuộc hơn là Cinderella Drip (dung dịch Lọ Lem), loại dịch truyền này thường bao gồm hỗn hợp vitamin dạng lỏng và nước muối, truyền trực tiếp vào cơ thể.
Được gọi là liệu pháp dinh dưỡng tĩnh mạch (IVNT), phương pháp này bao gồm truyền trực tiếp vitamin dạng lỏng và nước muối vào máu.
Theo báo cáo tháng 6 của Medical Aesthetics News, một cổng thông tin về ngành công nghiệp làm đẹp của Hàn Quốc, liệu pháp này ban đầu được sử dụng để điều trị ung thư, sức khỏe khớp và liệu pháp tăng trưởng, IVNT đã mở rộng sang lĩnh vực y học thẩm mỹ.
Tại phòng khám thẩm mỹ Tox & Fill ở Seoul, chi phí truyền dịch dinh dưỡng “Lọ Lem” dao động từ 25.000 đến 60.000 won (300.000 đến 700.000 đồng) cho mỗi buổi, kéo dài khoảng 40 phút. Phòng khám khuyến cáo khách hàng nên truyền dịch hàng tuần để đạt được hiệu quả tối ưu.
Sejin Plastic Surgery, một phòng khám khác ở Seoul, cho biết trên trang web của mình rằng hỗn hợp Cinderella, tỏi và nhau thai là những hỗn hợp được khách hàng của họ ở Hàn Quốc ưa chuộng nhất.
Cinderella Drip giàu chất chống oxy hóa như axit alpha-lipoic và vitamin C, có tác dụng làm giảm căng thẳng oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa.
Nước tỏi, có nguồn gốc từ Vitamin B1, để lại hương vị tỏi và được cho là có tác dụng làm giảm mệt mỏi, đặc biệt đối với những người bị mất ngủ.
Đối với sản phẩm nhau thai truyền dịch, sản phẩm này chứa nhiều thành phần khác nhau từ nhau thai, bao gồm axit amin, có tác dụng giúp phụ nữ trung niên phục hồi độ đàn hồi của da.
Các chuyên gia Hàn Quốc tin rằng xu hướng này bắt đầu từ năm 2016 đến năm 2017. Đến nay, IVNT đã trở nên rất phổ biến với những người lao động kiệt sức muốn tìm kiếm nguồn năng lượng nhanh chóng, đặc biệt là người trẻ.
“Chúng tôi thích các giải pháp mang lại kết quả nhanh chóng. Nhiều nhân viên văn phòng chịu áp lực cao phải dựa vào các giọt dinh dưỡng”, Kim Jong-wan, một người Hàn Quốc ngoài 30 tuổi, chia sẻ với Southern Weekly.
Một cuộc khảo sát do tờ Asian Daily của Hàn Quốc thực hiện cho thấy hơn một nửa số người trẻ cảm thấy kiệt quệ về tinh thần và thể chất vì áp lực theo đuổi thành công. Điều này gián tiếp thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu về thực phẩm bổ sung sức khỏe.
Shen Hui, một sinh viên Trung Quốc tại Đại học Ewha Womans ở Seoul, bày tỏ cảm giác cạnh tranh ngày càng tăng với các bạn cùng trang lứa. Khi áp lực, cô chọn phương pháp “Lọ Lem” và nhận thấy những lợi ích đáng kể. Cô cho biết liệu pháp này không gây đau .
Shasha, một sinh viên 24 tuổi Vân Nam, Trung Quốc cho biết: “Bạn cùng phòng người Hàn Quốc của tôi đã được truyền Cinderella trong sáu tháng. Da cô ấy trông mịn màng hơn và cô ấy tràn đầy năng lượng hơn, nhưng tôi tin rằng thói quen tập thể dục và chế độ ăn uống của cô ấy cũng góp phần vào điều đó.”
Lối sống làm việc chăm chỉ, chơi hết mình đã làm kiệt sức nhiều người trẻ ở các thành phố lớn trên toàn thế giới, bao gồm cả Hàn Quốc.
Deng Guifang, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Xiehe Thâm Quyến thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, cho biết với tờ Post rằng: “Việc truyền chất dinh dưỡng vào tĩnh mạch sẽ bỏ qua hệ thống lọc của cơ thể, làm tăng nguy cơ gây ra các phản ứng nghiêm trọng như viêm tĩnh mạch”.
Bà khuyên mọi người nên tập trung vào dinh dưỡng đường ruột và áp dụng chế độ ăn uống cân bằng để có sức khỏe tổng thể tốt hơn.
Một ngiên cứu năm 2021 của Cơ quan hợp tác chăm sóc sức khỏe dựa trên bằng chứng quốc gia của Hàn Quốc đã kêu gọi thận trọng trong việc truyền dịch tĩnh mạch. Ngiên cứu này cho biết chưa có đủ bằng chứng ủng hộ hiệu quả của chúng và nêu bật những rủi ro tiềm ẩn của các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ.
Ki Moon-sang, giám đốc Phòng khám thẩm mỹ Enbi tại Hàn Quốc, nhấn mạnh rằng truyền dịch dinh dưỡng “Lọ Lem” nên được coi là biện pháp phòng ngừa và bổ sung hơn là phương pháp điều trị, đồng thời khuyên mọi người không nên quá phụ thuộc vào chúng.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/nong-dan-trong-tra-o-nhat-ban-kiet-suc-truoc-xu-huong-so-ho-la-matcha-cua-gioi-tre-20250702i7477322/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzAyfDEyOjI0OjQ5