Một số ngân hàng lớn dự báo giá vàng thế giới sắp tới

Một số ngân hàng lớn dự báo giá vàng thế giới sắp tới
Một số ngân hàng lớn dự báo giá vàng thế giới sắp tới

Morgan Stanley dự báo giá vàng thế giới sẽ trung bình ở mức 3.500USD/ounce trong quý III-2025, 3.800USD/ounce trong quý IV-2025, và 3.500USD/ounce trong quý I-2026.

Ngày 16/7/2025, báo Pháp luật TP.HCM đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Một số ngân hàng lớn dự báo giá vàng thế giới sắp tới”. Nội dung như sau:

Vàng là một trong những tài sản mà nhà đầu tư cần quan tâm nhiều nhất trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của một số ngân hàng hàng đầu thế giới bao gồm Morgan Stanley, Goldman Sachs và UBS.

WGC dự báo giá vàng thế giới sẽ có thể tăng thêm 10 đến 15% so với ngưỡng hiện tại nếu căng thẳng thương mại và tài chính gia tăng. Ảnh: Entrepreneur

Trong báo cáo mới nhất về thị trường kim loại, chuyên gia phân tích tại Morgan Stanley nhấn mạnh việc đồng USD tiếp tục suy yếu sẽ tiếp tục mang đến yếu tố hỗ trợ cho giá cả hàng hóa. Trong trường hợp lạm phát Mỹ tăng, giá vàng thế giới sẽ vẫn được hỗ trợ. Một yếu tố khác có thể hỗ trợ cho diễn biến giá vàng thế giới chính là các gói kích cầu kinh tế từ Trung Quốc

Với bối cảnh vĩ mô và diễn biến lạm phát như hiện tại, Morgan Stanley cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên đầu tư vào vàng hoặc bạc.

Morgan Stanley tin rằng xu thế hiện tại trên thị trường kim loại sẽ vẫn tiếp diễn, cụ thể giá vàng, bạc, đồng vẫn tăng mạnh.

Morgan Stanley nâng dự báo giá vàng thế giới quý IV lên mức 3.800USD/ounce. Nhu cầu vàng trên thị trường toàn cầu được hỗ trợ bởi nhu cầu của phía các ngân hàng trung ương và nhu cầu đầu tư, đồng USD yếu, dòng tiền từ các quỹ ETF và bất ổn địa chính trị cũng như kinh tế vĩ mô. Họ cũng tin rằng nhu cầu trang sức sẽ hồi phục khi mà người dân dần rồi cũng quen với việc giá cả tăng cao.

Bài viết liên quan  Tháng 6 Nhuận, 4 tuổi thời tới cản không nổi, Tiền Tài tăng phi mã

Morgan Stanley dự báo giá vàng thế giới sẽ trung bình ở mức 3.500USD/ounce trong quý III-2025, 3.800USD/ounce trong quý IV-2025, và 3.500USD/ounce trong quý I-2026. Morgan Stanley cũng cho rằng giá vàng thế giới sẽ ở ngưỡng trung bình 3.313USD/ounce trong năm 2026 và rơi xuống 2.625USD/ounce trong năm 2027 và 2.500USD/ounce vào năm 2028.

Morgan Stanley thận trọng nhấn mạnh rằng hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn, trong đó có vấn đề thương mại; kết quả cuộc điều tra theo Mục 232, Đạo luật Thương mại Mỹ mở rộng năm 1962 liên quan đến các loại khoáng chất quan trọng và việc Trung Quốc đưa ra các gói kích cầu.

Goldman Sachs đồng thời xác nhận dự báo giá vàng thế giới có thể chạm ngưỡng 3.700USD/ounce vào cuối năm 2025 và tăng lên 4.000USD/ounce vào giữa năm 2026. Dòng tiền từ các ngân hàng trung ương và quỹ ETF hỗ trợ quan trọng cho diễn biến giá vàng.

Theo số liệu từ Goldman Sachs, các ngân hàng trung ương đã mua 77 tấn vàng trong năm nay, thấp hơn so với dự báo 80 tấn vàng trong nửa đầu năm 2026. Goldman Sachs đồng thời xác nhận quan điểm nên đầu tư dài hạn vào vàng.

Còn theo ngân hàng UBS, các mức thuế quan gần đây phía Mỹ đưa ra có thể chỉ là một thủ thuật đàm phán và rằng cuối cùng các bên sẽ đều có được những thỏa thuận thuế quan phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Tuy nhiên ngay cả trong kịch bản này, ngân hàng UBS vẫn khuyên nhà đầu tư nên mua vàng.

Theo nghiên cứu mới được Hội đồng Vàng thế giới (WGC) công bố, trong nửa đầu năm 2205, giá vàng thế giới đã tăng 26%. Những yếu tố làm cho giá vàng thế giới tăng bao gồm đồng USD yếu, lãi suất thấp và bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng dẫn đến nhu cầu đầu tư tăng.

Bài viết liên quan  Hot nhất Weibo: Diện mạo không tin nổi của nữ diễn viên nặng 100kg, bị 100 đoàn làm phim từ chối

Nhận định về nửa sau năm 2025, WGC dự báo giá vàng thế giới sẽ có thể tăng thêm 10 đến 15% so với ngưỡng hiện tại nếu căng thẳng thương mại và tài chính gia tăng. Còn nếu xung đột được giải quyết trên diện rộng, WGC cho rằng nhà đầu tư nên cẩn trọng với kịch bản giá vàng thế giới sẽ có thể giảm từ 12 đến 17%, tuy nhiên WGC tin kịch bản này khó xảy ra.

Cùng ngày, Tạp chí Tri thức đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Người mua vàng miếng mất tiền triệu chỉ trong hai ngày”. Cụ thể như sau:

Giá vàng trong nước giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng 16/7. Ảnh: Chí Hùng.

Trong phiên giao dịch sáng 16/7, CTCP Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 118,6 – 120,6 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 500.000 đồng ở chiều mua và 600.000 đồng ở chiều bán so với giá chốt phiên liền trước.

Trên biểu đồ giá hàng ngày, vàng miếng SJC đã trải qua 2 phiên giảm mạnh liên tục, với tổng mức giảm tới 1 triệu đồng/lượng. Mức giảm mạnh này đã kéo giá vàng miếng rớt xuống vùng thấp nhất 2 tuần qua.

Các doanh nghiệp khác cũng đồng loạt giảm mạnh theo SJC. Trong đó, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn DOJI, Tập đoàn Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu, Bảo Tín Mạnh Hải đồng loạt đưa giá về ngang bằng thương hiệu vàng quốc gia.

Đà giảm kể trên của giá vàng miếng cùng với chênh lệch giá mua – bán các doanh nghiệp đưa ra khiến người mua vàng đã lỗ 3 triệu đồng/lượng chỉ sau 2 ngày mua vàng.

Bài viết liên quan  6 món ngon giúp loại bỏ mỡ nội tạng tốt ngang với việc tập thể dục

Trong khi đó, Công ty Mi Hồng là doanh nghiệp duy nhất niêm yết giá vàng miếng khác so với thị trường, hiện giao dịch ở 119,4 – 120,6 triệu đồng/lượng. So với ngày 15/7, giá vàng miếng tại đây tăng 300.000 đồng ở chiều mua nhưng giảm 200.000 đồng ở chiều bán.

Không riêng vàng miếng, giá vàng nhẫn cũng ghi nhận biến động giảm mạnh sáng nay. Trong đó, giá vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ của SJC giảm 400.000 đồng cả hai chiều, xuống còn 114,2 – 116,2 triệu đồng/lượng. PNJ cũng giảm giá vàng nhẫn 500.000 đồng ở chiều mua xuống 114,7 triệu/lượng và giảm 600.000 đồng ở chiều bán xuống 117,6 triệu/lượng.

Phú Quý giảm 400.000 đồng giá vàng nhẫn, xuống 114,6 – 117,6 triệu/lượng. Tương tự, Bảo Tín Minh Châu và Bảo Tín Mạnh Hải giảm nửa triệu đồng với vàng nhẫn, hiện giao dịch quanh 115,3 – 118,3 triệu/lượng.

Đà giảm của giá vàng trong nước sáng nay chủ yếu do tác động từ diễn biến kém tích cực của thị trường thế giới.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/7 (giờ Mỹ), giá vàng thế giới giao ngay tạm dừng ở mức 3.324 USD/ounce, giảm gần 20 USD/ounce so với chốt phiên trước đó. Trong khi đó, hợp đồng vàng tương lai của Mỹ cũng kết thúc phiên với mức giảm 0,7%, còn 3.336,7 USD/ounce.

Trong phiên giao dịch đang diễn ra, giá vàng thế giới vẫn dao động quanh mức thấp 3.325 USD.

Với mức giá này, giá vàng quốc tế vẫn đang thấp hơn giá vàng miếng SJC khoảng 12 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng nhẫn khoảng 11-13 triệu đồng/lượng.